Vietcombank, VietinBank, BIDV được giải cơn khát vốn, dự kiến bơm hàng tỉ cổ phiếu ra thị trường

15/10/2020 ,16:47
Cơ sở pháp lí mới cho việc tăng vốn của các ngân hàng Big4 đã chính thức được thông qua và kì vọng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng vốn nhà nước giải cơn khát vốn. Hàng tỉ cổ phiếu ngân hàng dự kiến sẽ được "bơm" ra thị trường qua các phương án trả cổ tức.
Cơ sở pháp lí mới cho việc tăng vốn của các ngân hàng Big4 đã chính thức được thông qua và kì vọng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng vốn nhà nước giải cơn khát vốn. Hàng tỉ cổ phiếu ngân hàng dự kiến sẽ được "bơm" ra thị trường qua các phương án trả cổ tức.
 
 
x_jlzp.jpg

Hàng tỉ cổ phiếu ngân hàng sẽ được phát hành thêm

 

Nghị định 121 mới được Chính phủ ban hành đã mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, trong lĩnh vực ngân hàng, áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Qui định trên đã tạo cơ sở pháp lí, giúp các "ông lớn" ngân hàng cổ phần như VietinBank, Vietcombank, BIDV có thể tăng vốn điều lệ từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Điều này đang đặc biệt cấp thiết với nhóm Big4 khi các ngân hàng đang đứng trước ngưỡng cửa của tiêu chuẩn an toàn vốn mới Basel II. Trong đó, VietinBank có lẽ là ngân hàng sốt sắng nhất trong khi hai "ông lớn" còn lại là Vietcombank và BIDV đều đã tăng vốn một phần sau khi bán cổ phần cho đối tác ngoại.

Hơn nữa ngân hàng đã đầy room sở hữu nước ngoài và phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2.

Nếu tính theo chuẩn Basel II, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) của VietinBank tính đến hết quí II là 8,6%, cao hơn so với mức tối thiểu là 8%. Tuy nhiên, áp lực tăng vốn của VietinBank vẫn rất lớn vì nếu không tăng được vốn điều lệ, VietinBank sẽ phải giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, theo cho biết của lãnh đạo ngân hàng.

Vốn điều lệ của ngân hàng hiện ở mức 37.234 tỉ đng. Đáng nói, số vốn điều lệ của ngân hàng đã nhiều năm không có sự thay đổi. Theo thông tin chia sẻ tại đại hội đng cổ đông thường niên năm nay, ngân hàng dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu, tăng vốn bằng ngun lợi nhuận để lại của VietinBank năm 2017 - 2018, ước khoảng 7.000 - 8.000 tỉ đng

Nếu ước tính với mệnh giá 10.000/cp, ngân hàng sẽ phát hành thêm khoảng 700 triệu đến 800 triệu cổ phiếu để chia cổ tức. Qua đó, vốn điều lệ ngân hàng sẽ tăng lên khoảng 45.234 tỉ đng.

Tại hai ngân hàng Big4 còn lại, việc tăng vốn không quá cấp thiết như VietinBank. Cuối năm trước, BIDV đã hoàn tất phát hành hơn 603 triệu cổ phiếu, tương đương 15% vốn điều lệ cho đối tác Hàn Quốc là KEB Hana Bank. 

Qua đó, vốn điều lệ của BIDV cũng tăng từ 34.187 tỉ lên 40.220 tỉ đng, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hiện nay. Tính đến cuối năm 2019, CAR của BIDV ở mức 8,74% theo chuẩn Basel II

Theo kế hoạch được thông qua trong ĐHĐCĐ năm nay,  BIDV dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 6.230 tỉ đng (tương ứng tăng 15,5%) lên 46.432 tỉ đng. 

Trong đó, ngân hàng sẽ phát hành hơn 281,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019, tương đương với mức chi trả là 7% và chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng gần 341,5 triệu cổ phần, tương đương 8,5% vốn điều lệ.

Tương tự, gần đây nhất vào đầu 2019, sau khi phát hành riêng lẻ hơn 111 triệu cổ phiếu cho Quĩ đầu tư quốc gia của Singapore (GIC) và Mizuho Bank, vốn điều lệ của Vietcombank đã tăng từ 35.977 tỉ đng lên 37.088 tỉ đng. Tính đến cuối năm 2019, tỉ lệ CAR theo Basel II ở mức 9,24%.

Về kế hoạch tăng vốn, Vietcombank dự kiến phát hành cổ phiếu tăng vốn bằng việc phát hành cổ phiếu để  trả cổ tức năm 2018 với tỉ lệ 18%. Sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng thêm 6.675 tỉ đng lên 43.764 tỉ đng.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 6,5% vốn điều lệ. Bằng phương án này, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng thêm khoảng 2.410 tỉ đng.

Như vậy, nếu những kế hoạch này hoàn tất, vốn điều lệ của Vietcombank có thể tăng thêm tới 9.087 tỉ, lên tối đa ở mức 46.176 tỉ đng, tương đương hơn 908 triệu cổ phiếu VCB được phát hành trên thị trường.

Vietcombank, VietinBank, BIDV được lợi gì từ qui định về vốn mới - Ảnh 1.

Ngun: Lê Huy tổng hợp

Riêng đối với Agribank, do là ngân hàng 100% sở hữu của Nhà nước nên chỉ có thể tăng vốn từ ngun ngân sách.

Theo nội dung được thông qua trong cuộc họp Quốc hội thường kì tháng 6/2020, Agribank sẽ được tăng vốn từ ngun tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2019 tương ứng với số lợi nhuận sau thuế thực nộp ngân sách nhà nước năm 2020 của ngân hàng, tối đa không quá 3.500 tỉ đng.

Như vậy, nếu như tăng vốn thành công, vốn điều lệ của Agribank có thể lên tối đa là 34.091 tỉ đng. Nếu tính theo chuẩn Basel II, CAR của Agribank tính đến cuối năm 2019 chỉ đạt 7,3%, thấp hơn mức tối thiểu 8% qui đinh.

 

Áp lực tăng vốn các ngân hàng ngày càng tăng

 

Theo SSI Research, các khoản nợ xấu mới từ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ đặt ra những thách thức hơn nữa về vốn cho các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu. Với mỗi 1 điểm % nợ xấu tăng thêm, CAR sẽ giảm từ 0,4 đến 0,8 điểm %.

Do đó, đối với các ngân hàng có hệ số CAR trên 11%, áp lực về vốn sẽ không quá lớn trong năm 2021 nếu nợ xấu tăng 1-2%. Tuy nhiên, với BIDV, VietinBankVietcombank, SSI Research nhận định nhu cầu tăng vốn trong năm 2021 khá rõ ràng.

Đng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng thời điểm hiện nay, vấn đề các ngân hàng cần phải tăng vốn một phần do nợ xấu đang có xu hướng tăng, buộc các ngân hàng phải tăng vốn để đạt tỉ lệ an toàn vốn là 8% theo thông tư 41.

Đng thời, chuyên gia nhận định việc tăng vốn là vấn đề đương nhiên của một ngân hàng khi phải có vốn để có thể mở rộng hoạt động kinh doanh. 

Theo qui định, giới hạn khoản vay của một khách hàng không được quá 15% vốn tự có của một ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phải tăng vốn để đáp ứng nhu cầu vay của các công ty lớn.

Tuy nhiên, ông Hiếu cũng chỉ ra việc tăng vốn cũng gặp phải một số hạn chế, cụ thể như qui định giới hạn mức trần 65% sở hữu của nhà nước. 

"Như vậy, nếu đã đạt trần 35% cho các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài thì khó có thể huy động vốn nhiều hơn. Trường hợp này, chỉ có hai cách, cả nhà nước cũng phải tăng vốn lên để giữ đc tỉ lệ 65%, mở thêm room cho các nhà đầu tư khác hoặc phải thay đổi qui định này", vị chuyên gia chia sẻ.

Ngoài ra, ông Hiếu cũng nhận định rằng việc huy động vốn ở thời điểm này là không dễ khi nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn trước tình hình dịch bệnh vừa qua.

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất