Theo lãnh đạo TP. Nha Trang, những năm tới, thành phố sẽ tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật xứng tầm với vị trí đô thị trung tâm của tỉnh, hướng đến mục tiêu đến năm 2030 Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương.
Nha Trang hiện đại nhưng vẫn… thiếu
Theo lãnh đạo UBND TP. Nha Trang, hiện nay, hệ thống giao thông toàn thành phố có hơn 600 tuyến đường, 1.700 tuyến hẻm, 17 cầu đường bộ và 2 bến xe khách. Ngoài ra, còn có 4 bãi đậu xe ô tô nội thành và 24 bãi đậu xe dọc tuyến biển. Các công trình cấp điện đô thị hầu hết từ mạng lưới điện quốc gia. Các tuyến cáp viễn thông được ngầm hóa chủ yếu tại các khu đô thị mới. Về chiếu sáng công cộng, toàn thành phố có hơn 20.000 bộ đèn cao áp, trong đó 34% ở các tuyến đường chính. Hệ thống cấp nước đô thị có công suất 90.000m3/ngày đêm, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tương đối tốt với công suất 40.000m3/ngày đêm. Về quản lý chất thải rắn, thành phố vẫn sử dụng bãi chôn lấp rác với diện tích 12ha, tiếp nhận 550 tấn rác/ngày đêm.
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, TP. Nha Trang có khoảng 18.000 cây xanh đô thị. Số lượng này so với tiêu chuẩn mà Bộ Xây dựng đưa ra còn thiếu nhiều, nhất là sau bão số 12 năm 2017, nên cần bổ sung để đạt chỉ tiêu 5m2 cây xanh/người. Thành phố có hơn 100 dự án nhà ở tại 10 khu đô thị mới phía tây thành phố và 5 tổ hợp căn hộ chung cư (nhà ở thương mại, nhà ở xã hội) đã cơ bản hoàn thành xong hệ thống hạ tầng kỹ thuật, khi đưa vào sử dụng sẽ bổ sung khoảng 26 triệu m2 sàn nhà ở, cơ bản đáp ứng nhu cầu nhà ở cho 521.000 người.
Ông Lê Hữu Thọ - Bí thư Thành ủy Nha Trang cho rằng, bên cạnh điểm mạnh, hạ tầng kỹ thuật đô thị ở TP. Nha Trang còn có một số hạn chế. Hệ thống giao thông thiếu các trục kết nối đông - tây, bắc - nam. Các trục đường nội đô quy mô hẹp nên hạn chế phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu giao thông của người dân. Hệ thống viễn thông, điện chiếu sáng được mắc chung với hệ thống đường dây điện trung thế, hạ thế chủ yếu đi nổi gây nên tình trạng mất mỹ quan đô thị, không đảm bảo an toàn khi vận hành trên nhiều tuyến đường. Bên cạnh đó, việc triển khai nhiều dự án không đng bộ về hạ tầng và cốt nền dẫn đến ngập cục bộ tại các khu dân cư chỉnh trang và khu dân cư giáp ranh dự án; hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại, nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường chưa được đầu tư.
Triển khai nhiều giải pháp
Để đạt được mục tiêu đề ra, theo lãnh đạo TP. Nha Trang, thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo để phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị thành phố. Thành phố sẽ rà soát và khớp nối đng bộ các đ án quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ trong đô thị, giao thông thủy nội địa, hệ thống nhà ga, bến cảng, bến tàu du lịch, bãi đậu xe ô tô thông minh; nâng cao chất lượng góp ý dự án, thẩm định và phê duyệt đ án quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nghiên cứu thiết kế đô thị ở một số khu vực, vùng cửa sông ven biển để tăng cường quản lý kiến trúc không gian vùng ven biển, hạn chế việc đầu tư xây dựng tập trung các tòa nhà cao tầng trong một khu vực với mật độ cao làm gia tăng áp lực lên hạ tầng giao thông đô thị.
Ông Lê Hữu Thọ cho rằng, trong tương lai, thành phố cần tập trung ngun lực và ứng dụng khoa học công nghệ để quản lý và phát triển hạ tầng kỹ thuật đng bộ. Cụ thể, cần đầu tư có lựa chọn, không dàn trải, tập trung đầu tư các dự án, công trình mang tính trọng điểm; xây dựng kế hoạch đầu tư, sắp xếp danh mục dự án theo thứ tự ưu tiên, cân đối ngun vốn thực hiện hàng năm một cách hợp lý; đng bộ hóa quá trình đầu tư như hạ tầng giao thông phải kết hợp ngầm hóa hệ thống điện sinh hoạt, điện chiếu sáng và thông tin tín hiệu, phát triển hệ thống cây xanh đô thị, vườn hoa công viên để tạo cảnh quan môi trường. Thành phố sẽ ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đô thị.
Một trong những nguyên nhân khiến các dự án chậm tiến độ là vướng mắc trong công tác bi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Trong những năm tới, thành phố sẽ ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển quỹ đất tái định cư, lựa chọn địa điểm xây dựng khu tái định cư có điều kiện phát triển tương xứng để bố trí cho các hộ bị ảnh hưởng bởi các dự án trọng điểm tại khu vực trung tâm thành phố; đẩy nhanh công tác lập, thẩm định và phê duyệt giá đất bi thường cho các dự án tương xứng để các hộ ổn định nơi ở mới. Bên cạnh đó, tăng cường công tác vận động theo tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, chung tay xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị.
“Để thực hiện các giải pháp nêu trên, thời gian tới, TP. Nha Trang cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp của các sở, ban, ngành tạo điều kiện tập trung các ngun lực để phát triển đng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố, hướng tới mục tiêu đến năm 2030 Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương”, ông Lê Hữu Thọ nói