Câu hỏi của bạn đọc về vấn đề chia tài sản thừa kế trong gia đình như sau:
“Tôi có ý định về quê sinh sống và có gọi điện thoại về quê hỏi ở nhờ em tôi một gian trong nhà, vì tôi cũng xa quê lâu năm ri, phải về nghiên cứu mua đất ở đâu cho phù hợp. Em tôi trả lời không cho ở và chửi tôi rất thậm tệ, nói là tôi về cướp nhà. Nhà này là của cha mẹ để lại, chỉ có di chúc miệng là cho hai anh em nhà và đất, em trai út của tôi đang cai quản nhà đất này.
Cách đây 18 tháng, tôi có ký cho em tôi toàn quyền sử dụng, nhà làm nhà từ đường, có quyền đi về. Giờ đây, em tôi làm được giấy chủ quyền tuyên bố không cho anh trai là tôi bước chân vào nhà. Vậy cho tôi hỏi, tôi có thể kiện để lấy lại một phần nhà đất được không Xin chân thành cảm ơn.”
Tư vấn:
Theo thông tin được cung cấp, có thể hiểu rằng cha, mẹ của bạn đã mất, có chia tài sản thừa kế là thửa đất và căn nhà cho hai anh em bạn. Tuy nhiên, việc phân chia tài sản thừa kế này lại không được ghi nhận bằng văn bản mà chỉ bằng miệng. Hiện tại, nhiều khả năng em trai bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là sổ đỏ).
Theo quy định tại Điều 651 “Di chúc miệng”, Điều 652 “Di chúc hợp pháp” của Bộ luật Dân sự năm 2005, di chúc miệng có thể được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật, hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản.
Sau 3 tháng từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, sáng suốt, thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Đng thời di chúc miệng chỉ được xác định là hợp pháp khi đáp ứng được điều kiện về người làm chứng, thủ tục công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Nếu di chúc miệng không có hiệu lực pháp luật, việc phân chia tài sản thừa kế lúc này sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Khi đó, nếu chỉ còn bạn và em bạn là những đng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất (theo Điểm a, khoản 1, Điều 676 “Người thừa kế theo pháp luật”, Bộ luật Dân sự năm 2005), thì phần phân chia tài sản thừa kế của cha mẹ bạn sẽ được chia đều cho hai anh em bạn.
Mặt khác, việc em bạn được cấp sổ đỏ cũng cần phải làm rõ. Bởi trong trường hợp có nhiều người được thừa kế, khi cấp sổ đỏ, nếu chưa phân chia tài sản thừa kế cho từng người, thì người đại diện của những người được thừa kế sẽ được cấp sổ đỏ; trong sổ đỏ phải ghi nhận nội dung này. Sổ đỏ sẽ được cấp riêng cho một người được thừa kế, nếu những người được thừa kế khác từ chối nhận tài sản theo đúng các quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này của bạn, rất nhiều khả năng văn bản mà bạn “kí cho em tôi toàn quyền sử dụng, nhà làm nhà từ đường” đã thể hiện nội dung đng ý cho em bạn đứng tên trên sổ đỏ. Nếu hình thức và nội dung của văn bản này không phải là một văn bản đng ý cho người em được hưởng tài sản thừa kế, bạn vẫn có cơ sở để khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về phân chia tài sản thừa kế, hoặc theo những dạng quan hệ dân sự khác theo quy định của pháp luật.
Đối với tranh chấp về thừa kế, bạn cần lưu ý đặc biệt về thời hiệu khởi kiện. Theo quy định tại khoản 1, Điều 645 “Thời hiệu khởi kiện về thừa kế”, thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại thừa kế chết). Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, hết thời hiệu khởi kiện sẽ là cơ sở để Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Với một số vấn đề được nêu như trên, hi vọng giúp bạn hiểu hơn phần nào về tính chất pháp lý của vụ việc và cũng khuyến nghị bạn nên thuê luật sư có kinh nghiệm trợ giúp, bảo vệ hiệu quả quyền lợi hợp pháp của mình.