Hình thức số 1: VAY
Hầu hết mọi người khi nghĩ tới OPM, thường chỉ nghĩ đến “vay tiền”.
Nhiều người khởi nghiệp thường vay lãi suất cao để kinh doanh, và họ không biết rằng tiền lãi vay đã ngốn hết sạch lợi nhuận của họ.
Ví dụ: một số người đi vay với lãi suất 2%/ tháng.
Nếu vay 1 tỷ, mỗi tháng trả lãi 20 triệu đng. Họ thường nghĩ rằng, mĩnh sẽ dễ dàng kiếm được 50-100 triệu mỗi tháng với số tiền 1 tỷ nên cứ mạnh dạn vay.
Sai lầm là mọi người không tính lãi vay theo năm. Nếu 2%/tháng tức là 1 năm 24%.
Vay 1 tỷ, một năm mất 240 triệu tiền lãi.
Tôi biết có những người vay thậm chí lãi suất 6%/ tháng từ các cửa hàng cầm đ.
Vậy một năm là 72%/ năm. Vay một tỷ, một năm mất 720 triệu tiền lãi.
Nhiều người không biết rằng, các nhà đầu tư thành công nhất trên thế giới như Warren Buffett cũng không làm sinh sôi lợi nhuận trung bình quá 30%/ năm.
(con số tỷ suất với các loại hình đầu tư, không tính sự phát triển của doanh nghiệp)
Họ cứ đi kinh doanh và hi vọng kiến được nhiều tiền hơn nhưng thực tế đây là một sai lầm rất lớn.
Nếu bạn đang tạm thời phải sử dụng khoản vay lãi suất cao, thì hãy nhanh chóng đáo hạn (đổi sang khoản vay lãi xuất thấp hơn) hoặc kết thúc ngay khoản vay đó trước khi nó ăn thịt bạn.
Ghi nhớ: ưu tiên vay không cao hơn lãi suất ngân hàng cho vay.
Nếu bạn vay từ khoản vay gia đình, thì lãi suất bằng lãi suất gửi ngân hàng (hoặc không có lãi suất thì càng tốt).
Ví dụ 1:
Một người A có 200 triệu rủ 1 người B có 800 triệu mua chung một Bất động sản trị giá 1 tỷ đng.
Do cơ hội này là từ người A phát hiện được và họ là người sẽ triển khai kế hoạch thực hiện dự án nên A đề xuất với B là phân chia lợi nhuận 40/60.
B vui vẻ hợp tác vì tiềm năng dự án và kinh nghiệm của người A.
Ví dụ 2: Trường hợp khác, A không có tiền, nhưng biết một cơ hội đầu tư và giới thiệu với B
A đề xuất để hường 20% lợi nhuận nếu thương vụ thành công
B đng ý điều kiện sau khi kết thúc thương vụ, nhận được tiền đầy đủ sẽ thanh toán cho A.
Ví dụ 3: Một người A phát triển một doanh nghiệp nhưng anh ta không có tiền, mời một người B đầu tư vào công ty của mình.
B đầu tư số tiền là 500 triệu đng và không tham gia điều hành. Do A có kinh nghiệm chuyên môn, phụ trách chính việc phát triển công ty nên A và B thống nhất phân chia lợi nhuận 50/50.
B hài lòng vì tìm được người có khả năng xây dựng kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và sinh sôi đng vốn của mình.
Ghi nghớ :Hợp tác là một hình thức khôn ngoan khi gọi vốn và không phải chịu áp lực lãi vay.
Khuyến khích nếu khởi nghiệp thường xuyên suy nghĩ sử dụng hình thức này.
Lưu ý:
Phân chia lợi nhuận như thế nào
Nếu trong trường hợp ví dụ 1, nếu người B muốn đề xuất phân chia theo đúng lợi nhuận góp vốn 20/80 thì câu hỏi là bạn có làm hay không
Thực tế, thời gian đầu khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, thì việc phân chia lợi nhuận thấp bạn cũng vẫn làm. Tại sao
Vi chỉ có làm, bạn mới có kinh nghiệm. Nếu bạn cứ mãi cân đo đong đếm thì sẽ mãi không kiếm được đối tác và không bao giờ triển khai công việc.
Ghi nhớ: thời gian đầu, hợp tác có thể tỷ suất lợi nhuận thấp cũng làm.
Làm để có kinh nghiệm (tất nhiên ban đầu, bạn vẫn đề xuất với đối tác tỷ lệ mà bạn mong muốn).
Ở giai đoạn sau, khi bạn đã làm được vài thương vụ, bạn có thể đề xuất với các đối tác tỷ suất lợi nhuận mà bạn mong muốn cao hơn.
Tại sao
Vì bây giờ bạn đã có nhiều kinh nghiệm và bằng chứng chiến thắng, bạn có thể trao đổi với các đối tác, và nếu tỷ lệ không ưng ý, bạn có thể tìm cho mình đối tác khác.
Ví dụ 1: Một người A mua Bất động sản 3 tỷ đng nhưng chỉ có 1,5 tỷ đng.
Anh ta đề xuất với chủ nhà cho nợ lại khoản tiền 1,5 tỷ đng và trả trong vòng 6 tháng.
Trong khoản thời gian 06 tháng, anh ta quảng cáo, tìm khách chấp nhận mua lại với giá 3,5 tỷ đng
Như vậy thương vụ này, A kiếm được 500 triệu đng nhờ khôn ngoan đàm phán với chủ nhà
Ví dụ 2:
Một nhà phân phối bán lẻ A quần áo thời trang, bằng những lời lẽ khôn ngoan và minh chứng về uy tín của mình, anh ta đề xuất được với bên sản xuất cho phép mình được phép công nợ, lấy hàng trước và thanh toán tiền sau 03 tháng.
Số tiền công nợ tối đa là 1 – 5 tỷ đng.
Với hình thức này dù A không có tiền, A vẫn có một ngun hàng lớn để bán sau đó thu lợi nhuận và thanh toán đầy đủ cho nhà sản xuất.
Tóm lại, chúng ta vừa được biết 03 loại hình thức OPM cơ bản:
1) VAY
2) Hợp Tác
3) Đàm phán
Vậy tác dụng là khi bạn hiểu 03 loại hình này
Lợi ích
1) Bạn có thể có ít tiền hoặc không có tiền nhưng vẫn có thể bắt đầu kinh doanh ngay bây giờ.
2) khi bạn vô tình thấy một cơ hội, thay vì bỏ qua như tất cả mọi người, bạn bắt đầu nghĩ cách xử lý.
Làm thể nào để vay Làm thế nào để hợp tác Hoặc làm thế nào để đàm phán
3) Hầu hết mọi người bị giới hạn về số tiền đầu tư của mình. Họ có bao nhiêu thì đầu tư bấy nhiêu.
Nhờ biết OPM, bạn có thể đầu tư mà không bị giới hạn về mặt tiền bạc.
4) Giảm rủi ro. Nhờ hợp tác và đàm phán, trong nhiều thương vụ, bạn sẽ giảm rủi ro xuống cho mình khi có những đối tác cùng chia sẻ.