CÁCH ĐỌC BẢN VẼ NHÀ ĐƠN GIẢN

25/07/2021 ,17:07
Bản vẽ thiết kế nhà là cũng được coi là một loại ngôn ngữ đặc biệt được các kiến trúc sư thường xuyên sử dụng đó chính là “ngôn ngữ hình vẽ”. Thứ ngôn ngữ này không chỉ bó hẹp phạm vi trong bất kì một quốc gia nào mà nó được sử dụng trên toàn cầu.

Bản vẽ thiết kế nhà là cũng được coi là một loại ngôn ngữ đặc biệt được các kiến trúc sư thường xuyên sử dụng đó chính là “ngôn ngữ hình vẽ”. Thứ ngôn ngữ này không chỉ bó hẹp phạm vi trong bất kì một quốc gia nào mà nó được sử dụng trên toàn cầu.

 

kho-thep-xay-dung-3-2-2.png

 

Bản vẽ thiết kế nhà sẽ thể hiện chính xác nhất ý đ thiết kế của kiến trúc sư về ngôi nhà tương lai của bạn. Chính vì vậy, việc đọc bản vẽ nhà là vô cùng quan trọng, bạn và đơn vị thi công cần phải đọc bản vẽ để hiểu được những gì kiến trúc sư muốn biểu đạt và trao đổi với họ để có ngôi nhà tương lai ưng ý nhất. Một ngôi nhà xây dựng có đẹp hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc đọc bản vẽ nhà có đúng hay không. Ngày hôm nay, Batdongsan386 sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bản vẽ nhà đơn giản để bạn có thể nắm vững khi có ý định xây nhà. 

 

Khái niệm bản vẽ thiết kế nhà

 

Bản vẽ thiết kế nhà là bản vẽ mô tả hình dáng bên ngoài, bố cục bên trong và đng thời thể hiện các kết quả tính toán về khả năng chịu lực của các bộ phận ngôi nhà từ móng cho đến mái như móng nhà, nền nhà, các cột, tường, dầm, sàn, cầu thang, các loại cửa, mái nhà,… Đây là hình thức thể hiện chủ yếu trong kiến trúc, ngôi nhà sẽ được xây dựng trên cơ sở căn cứ theo bản vẽ. 

 

Quy định chung trong cách đọc bản vẽ nhà

 

Quy định khung bản vẽ và khung tên

 

Khung bản vẽ

 

Trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà, khung bản vẽ có hình dạng là một hình chữ nhật và dùng giới hạn phần giấy để vẽ hình. Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, với khổ giấy A0 và A1 thì cách mép tờ giấy đã xén 10mm; đối với khổ giấy A2, A3 và A4 thì cách mép giấy 5mm. 

 

Khung tên

 

Đối với khung tên trong cách đọc bản vẽ nhà thì được quy định phải vẽ bằng nét đậm và bắt buộc đặt ở phía dưới, góc bên phải sát với khung bản vẽ. Bản vẽ có thể vẽ ngang hoặc dọc theo chiều của tờ giấy, khung tên phải được vẽ theo chiều đọc của bản vẽ, hướng đọc của khung tên trùng với hướng đọc của bản vẽ.

 

kho-thep-xay-dung-12.png

 

Thông thường, đối với bản vẽ của các công ty xây dựng, khung tên sẽ gm có những thông tin sau:

 

Số thứ tự Nội dung cần ghi
1 Thông tin tên chủ đầu tư
2 Tên công trình xây dựng
3 Địa điểm
Từ 4 đến 10 Thông tin đơn vị thiết kế dành để ghi chức danh, chữ ký, họ tên, ký đóng dấu
11 Giai đoạn thực hiện
12 Hạng mục thực hiện (kiến trúc, kết cấu hay điện nước)
13 Tên bản vẽ
14 Tỷ lệ hình vẽ
15 Bản vẽ số

 

Tỉ lệ

 

Tỉ lệ của bản vẽ là tỉ số kích thước đo trên bản vẽ và kích thước đo thực tế của vật thể. Tỉ lệ được quyết định bởi nhiều yếu tố như khổ bản vẽ, kích thước, độ phức tạp của vật thể cần biểu diễn…

Tùy theo từng trường hợp mà các kiến trúc sư lựa chọn tỉ lệ tương ứng trong các tỉ lệ sau 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 hay 1:2000. Người đọc cần nắm được tỉ lệ chính xác của bản vẽ mới có thể đọc bản vẽ một cách đúng nhất. Thông thường, đối với các bản vẽ thiết kế nhà đơn giản, các kiến trúc sư thường lựa chọn tỉ lệ 1:100 để có được sự thống nhất trong cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở. 

Trên bản vẽ có rất nhiều loại nét vẽ khác nhau, mỗi loại nét lại biểu thị một dụ ý khác nhau. Chính vì vậy, để đọc được bản vẽ đúng cần nắm chắc kí hiệu và ý nghĩa của từng loại nét vẽ.

 

kho-thep-xay-dung-9.jpg

 

Khi xảy ra trường hợp hai hay nhiều nét vẽ trùng nhau thì bạn nên chú ý nét vẽ theo thứ tự ưu tiên sau để đọc bản vẽ đúng:

  • Nét liền đậm: đường bao thấy, cạnh thấy
  • Nét đứt: đường bao khuất, cạnh khuất
  • Nét chấm gạch mảnh: giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu
  • Nét chấm gạch mảnh: đường tâm, trục đối xứng
  • Nét liền mảnh: đường kích thước

 

Quy định ghi kích thước

 

Mọi thứ biểu thị trên bản vẽ kĩ thuật đều phải tuân theo quy định nghiêm ngặt và cách ghi kích thước cũng vậy. Cách ghi kích thước trên bản vẽ có một số quy định chung sau:

  • Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật, không phụ thuộc vào tỉ lệ
  • Đơn vị đo kích thước dài là mm, không ghi đơn vị sau số kích thước
  • Đơn vị đo cao trình là m, không ghi đơn vị sau số kích thước
  • Đơn vị đo góc là độ, phút, giây, phải ghi đơn vị sau số kích thước
kho-thep-xay-dung-2-5.jpg
Quy định ghi kích thước trên bản vẽ nhà


Bên cạnh những quy định trên, khi ghi kích thước sẽ gm có 3 thành phần được vẽ theo thứ tự lần lượt: đường dóng, đường kích thước và con số kích thước.