Cơn sốt đất tại Vân Đn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong được giới địa ốc gọi là "ảo" trong khi chính quyền địa phương phải thừa nhận là "không kiểm soát nổi".
Tại Vân Đn (Quảng Ninh), khoảng tháng 3/2017, sau khi một số nhà đầu tư từ Hà Nội, Tp.HCM đến đây lập các sàn giao dịch, cơn sốt đất bắt đầu diễn ra. Chỉ sau vài tháng, cả giá bán và lượng giao dịch bất động sản Vân Đn tăng chóng mặt.
Khu vực sân bay quốc tế Vân Đn là nơi có biến động mạnh nhất về giá, dao động trong khoảng 35-40 triệu đng/m2, cá biệt có nơi 60 triệu đng/m2. Giá đất tại khu vực Ao Tiên cũng tăng 2-3 lần, lên mức 20-30 triệu đng/m2…
Hội Môi giới bất động sản cho hay, so với giai đoạn 2016-2017, con số này đã tăng 5-6 lần. Thậm chí, giá đất còn tăng nóng tại những khu vực chưa có sổ, pháp lý không rõ ràng hoặc đất nông lâm nghiệp chưa chuyển đổi...
Giá đất tại huyện đảo Phú Quốc tăng chóng mặt trong thời gian gần đây. Ảnh: Phúc Hưng
Vòng xoáy của bão giá cuốn theo cò đất, nhà đầu tư và cả những người dân Vân Đn. Nếu giới thiệu thành công một giao dịch, số tiền thu được có thể lên đến hàng tỷ đng. Chính vì vậy, theo thống kê, trong 6 tháng giữa năm 2017, khoảng 100 người đến tạm trú tại Vân Đn để hành nghề môi giới đất.
Cũng theo đại diện chính quyền huyện Vân Đn, có gần 1.100 trường hợp đến làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong 10 tháng năm 2017. Thậm chí, trong một số tháng cao điểm, lượng giao dịch có thể lên tới 200-350, chủ yếu tại thị trấn Cái Rng, xã Hạ Long, Đông Xá.
Vì lượng giao dịch đất đai tăng cao nên cuối năm 2017, để rà soát công tác quản lý đất đai, UBND huyện Vân Đn phải xin UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép tạm dừng giải quyết chuyển nhượng đất. Nhưng cơn sốt đất vẫn kéo dài đến đầu năm nay.
Thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2018 đã có 800 giao dịch đất nền, thổ cư tại khu trung tâm, chủ yếu là những dự án được quy hoạch và có pháp lý rõ ràng với mức giá 20-50 triệu đng/m2.
Sau Vân Đn, cơn sốt đất chạy tới Bắc Vân Phong (Khánh Hoà) - nơi cách TP. Nha Trang khoảng 50km. Hệ thống hạ tầng tại đây còn khá hoang sơ, người dân chủ yếu nuôi trng và đánh bắt thủy hải sản. Cơn sốt đất tại đây cũng được đánh giá là sốt ảo. So với trước Tết Nguyên đán, giá đất ở Vân Phong đã cao gấp 2-3 lần.
Một số nơi tại thị trấn Vạn Giã, giá đất đã chạm ngưỡng 60-70 triệu đng/m2. Tại nhiều xã của huyện Vạn Ninh như Vạn Khánh, Vạn Thắng, Vạn Thọ… giá đất cũng tăng từ một vài triệu lên 13 triệu đng/m2 dù cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn. Theo nhiều người dân, mức giá này đã tăng gấp khoảng chục lần so với trước đó. Thậm chí, nhiều khu đất khai hoang sát biển cũng được mang ra mua bán và xuất hiện tình trạng lấn chiếm, phá rừng, sử dụng đất sai mục đích...
Đại diện chính quyền địa phương cho biết, trong quý I/2018, huyện đã tiếp nhận và giải quyết gần 2.300 h sơ chuyển nhượng, bằng 65% tổng h sơ cả năm 2017 và gần gấp đôi so với cả năm 2016. Lượng h sơ tập trung tại 4 xã Vạn Thọ, Vạn Khánh, Vạn Hưng và Vạn Thắng.
Ba đặc khu kinh tế trong tương lai. Đ hoạ: Tạ Lư
Dù nhiều doanh nghiệp lớn đã đến đầu tư từ nhiều năm trước nhưng nửa năm gần đây, sau thông tin lên đặc khu, Phú Quốc (Kiên Giang) lại đón thêm cơn sốt đất mới, giá đất thậm chí "nhảy theo giờ".
Vài năm trước, một hộ dân bỏ ra chưa tới 1 tỷ đng để mua 1.000m2 đất ở đường tránh thị trấn Dương Đông. Đến nay dù có người trả giá gấp 18 lần nhưng hộ này vẫn chưa muốn bán. Không có sẵn đất, nhiều người thậm chí còn khai phá rừng trái phép, lấn chiếm đất rừng, suối để lấy đất bán. Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Phú Quốc xác nhận, ở hai xã Dương Tơ, Hàm Ninh và thị trấn An Thới đã từng có hiện tượng người dân tự ý bao chiếm đất rừng, phân lô để bán…
Cùng với cơn sốt đất, lượng "cò", môi giới cũng tăng chóng mặt. Nuôi hy vọng kiếm vài tỷ đng sau mỗi vụ môi giới thành công, nhiều người đã bỏ công ăn việc làm để ra đảo làm "cò đất".
Theo thông tin từ Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Phú Quốc, từ tháng 9/2017 đến nay, trung bình mỗi tháng, lượng h sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào khoảng 1.000 h sơ. Mỗi ngày có khoảng hơn 300 khách đến giao dịch. Lãnh đạo địa phương thừa nhận, cơn sốt đất đang nằm ngoài tầm kiểm soát, giá cao hay thấp do người mua và người bán tự thỏa thuận.
Hàng loạt "ông lớn" như FLC, Sungroup, Vingroup, MIK... cũng đến đầu tư tại những địa phương này. Theo VARs, Phú Quốc hiện đã có hàng trăm dự án với những quy mô khác nhau đã đăng ký đầu tư và một số đã triển khai xây dựng. Vân Đn hiện cũng có trên 10 dự án bất động sản quy mô lớn.
Cũng theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, tại Vân Đn, Vân Phong, hạ tầng kỹ thuật, xã hội chưa được đầu tư lớn nên giá trị đất đai thực sự chưa cao, chủ yếu tăng do thông tin lên đặc khu. Đơn vị này nhận định, cơn sốt ảo xảy ra một phần là do tình trạng đầu cơ, môi giới không chuyên tại Hà Nội, Tp.HCM và một số tỉnh thành.
Để yêu cầu các địa phương kiểm soát giá đất, mới đây, Bộ Xây dựng đã ký công văn gửi 3 tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hoà, Kiên Giang. Thủ tướng cũng đã yêu cầu 3 tỉnh nghiêm khắc chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, quản lý môi trường, quản lý rừng, không để "cò đất", xã hội đen lộng hành trên địa bàn.
Hoạt động mua bán đất tại những địa phương này đã giảm nhiệt từ sau quyết định thanh tra của Chính phủ. Tuy nhiên, một số ý kiến vẫn bày tỏ lo ngại về tình trạng sóng ngầm bởi giá vẫn vẫn ở mức cao.