Theo đó, tổng lợi nhuận ròng cả năm 2018 các doanh nghiệp công bố đạt khoảng 243 nghìn tỷ đng, tăng trưởng 18,0% so với năm 2017. Tuy nhiên nếu loại trừ lợi nhuận đột biến của VHM (tăng gần 13.000 tỷ đng lợi nhuận) thì con số này chỉ tăng trưởng 11,8%. Tỷ lệ ROE chung toàn thị trường đạt 14,0%; giảm so với mức 14,5% của năm 2017; trong khi đó ROA tăng từ 2,5% lên mức 2,7%.
Đã có 557 doanh nghiệp báo lãi trong năm 2018, đạt tỷ lệ đạt 83% số doanh nghiệp công bố. Các doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất tiêu biểu là VCB (14.641 tỷ đng), VHM (14.223 tỷ đng), GAS (12.102 tỷ đng), VNM (10.227 tỷ đng).
Số doanh nghiệp đã hoàn thành lợi nhuận kế hoạch là 307 DN, chỉ chiếm 45,7% tổng số DN công bố, trong đó tiêu biểu là GAS (188,3%), MSN (158,4%), VEA (144,1%).
Nhóm các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2018 có các mã tiêu biểu: VHM (909,7%), ACB (142,5%), ANV (321,5%), MSR (222,3%).
Xét theo nhóm ngành, ngành Công nghệ thông tin, Hóa chất và Bất động sản là những ngành tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ nhất, với tốc độ lần lượt là 273%, 80% và 54% so với năm 2017.
Trong đó, ngành Công nghệ thông tin có lợi nhuận tăng trưởng đột biến chủ yếu nhờ SRA (tăng trưởng 829% so với 2017) trong khi các mã lớn trong ngành như FPT và CMG chưa công bố số liệu. Tương tự ngành Tài nguyên cơ bản giảm 22% khi mã đầu ngành là HPG chưa công bố.
Ngành Bất động sản đã có 26 DN công bố KQKD 2018, trong đó lớn nhất là DXG với lợi nhuận gần 1.200 tỷ đng (tăng 57%) và NLG với lợi nhuận 761 tỷ đng (tăng 42%). Trong số các DN đã công bố, tổng lợi nhuận đạt 4.671 tỷ đng (tăng trưởng 54,1% ) trong đó riêng Q4/2018 lợi nhuận đạt 1,937 tỷ đng, tăng 94% so với Q4/2017. Hai doanh nghiệp lớn nhất ngành là VIC và VHM chưa công bố số liệu.
Ngành Ngân hàng đã có tổng cộng 11/17 ngân hàng niêm yết công bố BCTC cả năm 2018, tăng trưởng lợi nhuận đang ở mức 43,2%. Đáng chú ý là CTG chưa công bố kết quả kinh quả kinh doanh và có thể làm giảm lợi nhuận toàn ngành khi tín dụng quý 4 của ngân hàng này giảm hơn 26 nghìn tỷ đng.
Năm 2018 đã có 6 ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận trên 50%. VCB tiếp tục giữ vai trò đầu ngành với lãi ròng gần 15 nghìn tỷ đng, tăng trưởng hơn 61% so với năm 2017 và đóng góp 33% điểm tăng trưởng. Tiếp theo là TCB với gần 8.500 tỷ đng lợi nhuận – đóng góp 19% điểm tăng trưởng toàn ngành. VIB là ngân hàng bứt phá mạnh mẽ nhất với lợi nhuận đạt gần 2.200 tỷ đng, tăng trưởng 95,1% so với năm 2017.
Dư nợ cho vay khách hàng cuối 2018 của 11 ngân hàng trên đạt gần 1.900 nghìn tỷ đng, tăng 15% tính từ đầu năm và tăng 2,9% so với cuối Q3/2018. Mặc dù đã có sự cải thiện nhưng VPB vẫn là DN có tỷ lệ nợ xấu cao với tỷ lệ 3,51%; kế tiếp là VIB (2,51%) và STB (2,11%).
Ngành Dịch vụ tài chính có Lợi nhuận tăng trưởng 13,5% so với năm 2017, với FTS và MBS là những điểm sáng với tăng trưởng lần lượt đạt 173,4% và 640,1%. Tuy nhiên lợi nhuận Q4/2018 của ngành đã sụt giảm 17,7% so với Q3/2018 do ảnh hưởng từ các công ty chứng khoán lớn như VCI, HCM, VND.