Tại sao startup lại thất bại Rất dễ tìm được câu trả lời sau một vài cú click chuột. Một số startup thất bại do ý tưởng không thể trở thành hiện thực, một số thì hoạt động cho đến lúc cạn tiền, một số còn đáng thương hơn khi không được người dùng để ý đến hoặc các nhà sáng lập chấp nhận từ bỏ…
Nhưng tất cả lý do trên chỉ là "giọt nước làm tràn ly", cũng như cái chết của con người, nguyên nhân dẫn đến cái chết của startup thường không phản ánh được toàn bộ câu chuyện.
Một khi dấn thân vào con đường khởi nghiệp, mọi người nhanh chóng nhận ra "đường tắt" dẫn đến thành công cũng như mô hình startup "hoàn hảo" hoàn toàn không tn tại. Chính vì thế, tất cả startup đều hoạt động với cái chết được báo trước – tỷ lệ thất bại 90%.
Tuy nhiên, sẽ có một yếu tố quyết định thành bại số 1, đó chính là việc xuất hiện đúng thời điểm.
Thành công và thất bại
Trong một tập TEDTalk, doanh nhân Bill Gross đã chính thức công bố vấn đề làm ông "đau đầu" hàng chục năm qua. Từ hàng chục doanh nghiệp do chính tay ông dựng nên, đến hàng ngàn thương hiệu đang hoạt động ngoài thị trường, thất bại và thành công dường như xuất hiện một cách rất tình cờ.
Một số ý tưởng mà Bill tưởng như sẽ trở thành "dự án tỷ đô" lại nhanh chóng phá sản sau vài năm, còn nhiều dự án được ông đánh giá "tào lao" lại trở nên thành công hơn bao giờ hết, bất chấp tất cả kinh nghiệm mà ông thu thập được qua hàng chục năm kinh doanh.
Khi đem vấn đề trên ra bàn luận với các doanh nhân khác, đa phần mọi người đều gạt qua một bên và cho rằng tất cả là do… may mắn. Nhưng lý do đó không đủ để làm Bill hài lòng, ông dành hàng tháng trời để "định lượng" hàng trăm startup khác nhau, mỗi trường hợp sẽ được chấm điểm dựa trên 5 yếu tố: Ý tưởng, Kế hoạch phát triển, Tổng số vốn, Nhân lực chủ đạo và Thời điểm xuất hiện trên thị trường.
Và trong hơn 200 trường hợp startup được nghiên cứu, "xuất hiện đúng thời điểm" là yếu tố quyết định đến 42% khả năng thành công hay thất bại.
Hãy tưởng tượng một startup "hoàn hảo": Ý tưởng tốt, mô hình hiệu quả, nhân lực đầy tài năng và nhiệt huyết, đặc biệt là ngun vốn đủ để "chinh chiến". Nhưng ý tưởng lại xuất hiện quá sớm, trước khi khách hàng sẵn sàng, và điều hiển nhân là số lượng người dùng sẽ cực kỳ khiêm tốn.
Ở chiều ngược lại, khi xuất hiện quá trễ, thị trường đã tràn ngập đối thủ cạnh tranh và người dùng đã "ngán" tìm hiểu thêm, startup dù hoàn hảo đến thế nào cũng không đảm bảo được thị phần để tn tại.
Trong cả hai trường hợp trên, hoàn hảo vẫn không đủ để tránh khỏi thất bại.
"Đúng thời điểm là sẽ đúng tất cả" – Một ý tưởng bình thường, không mới lạ, một mô hình hoạt động vẫn còn nhiều thiết sót, một nhóm nhân viên vẫn chưa hiểu được sứ mệnh của mình, và một khoản vốn vừa đủ để "sống qua ngày".
Nhưng nếu startup "không hoàn hảo" kia xuất hiện vào đúng thời điểm Người dùng ngay lập tức trở thành "fan trung thành" vì nó giải quyết được nhu cầu của họ, thị trường vẫn còn đang mở, marketing truyền miệng liên tục đẩy sản phẩm lên một tầm cao mới.
Doanh thu tăng nhanh giúp startup giải quyết được vấn đề vốn, nhân sự tài năng được thuê về để cải thiện mô hình hoạt động và ý tưởng. Thành công đến chỉ còn là vấn đề thời gian.
4 thời điểm cho startup
Đừng bao giờ coi thường thời điểm. Ý tưởng, mô hình, nhân lực và vốn đều giúp gia tăng cơ hội thành công của một startup, nhưng nếu không đúng thời điểm, startup không sớm thì muộn cũng sẽ đón nhận thất bại.
Theo Gabor Cselle – chuyên viên khởi nghiệp của Google, tất cả startup sẽ đứng trước 4 loại thị trường.
1. Nhỏ và không phát triển: Đây là thị trường khó thành công nhất, thường liên quan tới công nghệ cũ như máy fax, photocopy, điện thoại bàn, máy ảnh film …
2. Lớn và từng phát triển: Một thị trường bão hòa sẽ cực kỳ khó xâm nhập, chẳng hạn như dự án Windows Mobile của Microsoft. Dù với tiềm lực "khủng", Windows Mobile vẫn là một vết nhơ trong lịch sử kinh doanh của Microsoft.
Nhưng nếu xuất hiện đúng thời điểm, các startup vẫn sẽ "lật ngược thế cờ" trong thị trường bão hòa. Chẳng hạn như thị trường mạng xã hội vào năm 2010.
Khi Pinterest, Instagram, và Snapchat xuất hiện trong khoảng 2010 đến 2011, Facebook và Twitter đã trở nên quá quen thuộc với người dùng toàn thế giới.
Nhưng cả ba startup "non trẻ" lại nhanh chóng tìm được thành công với những tính năng mới lạ: "Đính" tin và ảnh khắp các trang web, chia sẻ ảnh với filter dễ dàng, gửi tin nhắn tự động xóa … nhanh chóng tạo được thị phần cho riêng mình bất chấp sự tn tại của những "gã khổng l".
3. Nhỏ và quá sớm: Thị trường đã "giết" hàng loạt ý tưởng chất lượng. WebVan "đốt" hơn 400 triệu USD trong những năm 1990 ri suy tàn, 20 năm trước khi mô hình đặt hàng bách hóa qua mạng cất cánh.
Dodgeball giúp người dùng chia sẻ địa điểm qua tin nhắn từ những năm 2003, nhưng sau đó bị mua lại và chấm dứt hoạt động.
Nhưng đến ngày nay, chia sẻ địa điểm lại trở thành một trong những hành động "quen thuộc" của người dùng Facebook.
Để vượt qua thị trường khó khăn này, một lãnh đạo có tầm nhìn và số vốn tốt là hai yếu tố quyết định.
Chẳng hạn với trường hợp của Elon Musk, sử dụng số vốn thu lại sau thương vụ PayPal, một tay Musk đã giúp cả Tesla và SpaceX tìm được thị trường tiềm năng của mình, dù cả hai startup trên đã hoạt động chật vật một thời gian.
4. Nhỏ nhưng có tiềm năng: Thị trường thích hợp nhất với startup, bất chấp ý tưởng không tốt, mô hình không hiệu quả hay số vốn ít ỏi … chỉ cần xuất hiện đúng thời điểm, startup sẽ dần khắc phục tất cả điểm yếu đang có.