Dù dư cung xi măng vẫn cao nhưng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm vẫn khả quan, ước đạt 51,42 triệu tấn, đạt 61% kế hoạch năm, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2017. Sản lượng xuất khẩu cũng tăng 50% so với cùng kỳ năm 2017, ước đạt khoảng 15,42 triệu tấn, đạt 85,6% chỉ tiêu năm.
Việc Trung Quốc giảm lượng sản xuất xi măng đã khiến xuất khẩu của nước ta tăng mạnh. Vậy lượng tiêu thụ nội địa tăng do đâu Về việc này, ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng: "Tiêu thụ xi măng 6 tháng đầu năm 2018 không tăng đột biến, nhưng do năm 2017 tiêu thụ xi măng chậm do thiếu cát nên khi so sánh với năm 2017 thì thấy tăng đột biến".
Ông Cung khẳng định: "Thiếu cát xây dựng, giá cát tăng đột biến, bão lũ xảy ra khiến tiêu thụ xi măng nội địa năm 2017 tăng chậm. Năm 2018 này giá cát đã ổn định, ngun cung cát cũng ổn định, thị trường bất động sản ổn định nên sản xuất và tiêu thụ xi măng tương đối tốt".
Giá xi măng tại phía Nam được dự báo sẽ tăng nhẹ |
Thị trường xây dựng phía Nam, đặc biệt là các tỉnh lân cận Tp.HCM khá sôi động nên dự báo, tiêu thụ xi măng tại khu vực này sẽ có nhiều tín hiệu khả quan. Theo Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, trong những tháng còn lại của năm 2018, giá xi măng tại phía Nam có thể tăng nhẹ do hầu hết các nhà máy phía Nam phải chuyển clinker từ phía Bắc vào.
Tại phía Bắc, xuất khẩu tăng nên clinker sẽ khan hiếm hơn, giá bán vào Nam sẽ tăng nhẹ, kéo theo giá xi măng cuối năm có thể tăng. Cũng tại thị trường phía Nam, cuộc chiến giành thị phần của các thương hiệu sẽ vẫn nóng, đặc biệt là những thương hiệu lớn như VICEM Hà Tiên, FICO, INSEE…
Tổng Giám đốc VICEM Bùi Hng Minh khẳng định: "VICEM sẽ tấn công thị trường phía Nam, miền Trung và Tây Nguyên. VICEM Hoàng Thạch và VICEM Bút Sơn sẽ phối hợp với VICEM Hà Tiên để mở rộng thị phần tiêu thụ tại khu vực phía Nam này. VICEM Hà Tiên hiện vẫn là thương hiệu dẫn đầu với 31,4% thị phần".