Quy mô đó góp phần lần đầu tiên đưa tổng tài sản của Vietcombank vượt mốc 1 triệu tỷ đng, cùng ngun tiền gửi của ngân sách lớn. Ngun tiền gửi này chủ yếu không kỳ hạn, lãi suất rất thấp, giúp pha loãng chi phí huy động vốn.
Nhưng, khoản tiền trên nhanh chóng được điều chuyển, không còn thể hiện trên báo cáo tài chính Vietcombank kỳ cập nhật sau đó.
Cuối 2018, như BizLIVE đề cập gần đây, cũng tại Vietcombank, một lượng tiền gửi rất lớn của Kho bạc Nhà nước đã thể hiện ở khoản mục “Tiền gửi có kỳ hạn”, lên tới 56.000 tỷ đng.
Có kỳ hạn, có nghĩa mức độ nhàn rỗi của ngun tiền đó kéo dài, thay vì chủ yếu ở dạng tiền gửi thanh toán như trước đây.
Không chỉ tại Vietcombank, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cuối năm 2018 cũng có tới 51.000 tỷ đng tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước.
Trong hàng chục năm qua, trên báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại, rất hiếm khi và gần như không có sự “cố thủ” của tiền gửi ngân sách Nhà nước với đặc điểm có kỳ hạn, cùng quy mô lớn đến như vậy.
Có thể ngun tiền gửi trên mang tính thời điểm. Nhưng không. Báo cáo tài chính quý 1/2019 của Vietcombank và BIDV vừa công bố tiếp tục ghi nhận hiện tượng trên.
Cụ thể, đến 31/3/2019, tại Vietcombank vẫn có tới 53.000 tỷ đng tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước; tại BIDV vẫn có tới 49.000 tỷ đng. Tính chung, có hơn 100.000 tỷ đng tiền gửi có tính bền vững hơn loại này.
Quy mô trên có thể chưa ghi nhận hết, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chưa có báo cáo tài chính cập nhật, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng chưa công bố báo cáo quý 1/2019.
Như trên, trong hàng chục năm qua, đầu mối quản lý và cân đối ngân sách là Kho bạc Nhà nước luôn có tiền gửi tại các ngân hàng trên, phục vụ hoạt động thanh toán nên chủ yếu chỉ ở dạng tiền gửi thanh toán, không kỳ hạn và lãi suất rất thấp. Nay, hiện tượng “cố thủ” trên đang thể hiện ở tiền gửi có kỳ hạn và có xu hướng kéo dài, sau khi xuất hiện cuối năm 2018 và tiếp tục khẳng định cuối quý 1/2019.
Điểm được chú ý, trong khi Kho bạc Nhà nước vẫn liên tục đi vay, qua huy động ở kênh trái phiếu Chính phủ, thì một lượng vốn lớn nhàn rỗi vẫn gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại và có xu hướng kéo dài. Vì sao không cân đối lại ngun, bớt đi vay và sử dụng ngun phải đi gửi có kỳ hạn đó
Có lẽ, hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ đang tranh thủ điểm rơi của lãi suất ở vùng thấp, trong khi đầu ra giải ngân đầu tư công vẫn ách tắc kéo dài. Số liệu định kỳ công bố từ đầu năm đến nay đều phản ánh những điểm này.
Về giá trị và hiệu quả, cho đến cuối quý 1/2019, số liệu về tăng trưởng GDP cũng cho thấy nền kinh tế đang dựa trên động lực của ngun vốn tư nhân và ngun vốn đầu tư nước ngoài, chứ không hẳn được thúc đẩy bằng ngun giải ngân đầu tư công.
Dù sao, lượng tiền gửi có kỳ hạn rất lớn đó, xét riêng tại các ngân hàng thương mại thụ hưởng, cho thấy có tính ổn định và bền vững hơn. Đây cũng là ngun “huy động bán buôn”, giúp bình ổn lãi suất và chi phí đầu vào, tạo thuận lợi cho “tín dụng bán lẻ” có lãi biên cao hơn tại những ngân hàng thương mại đó.