VPBank cuối tháng 11 đã công bố biểu lãi suất tiết kiệm mới theo chương trình Phát lộc thịnh vượng, theo đó, khách hàng được cộng tới 0,5% cho các kỳ hạn 6-12 tháng, lên tới 7,7-7,8%/năm. Ở các kỳ hạn dài hơn, lãi suất được cộng thêm từ 0,6-0,7%/năm. Chẳng hạn, kỳ hạn 18 tháng, khách hàng gửi tiết kiệm được hưởng lãi suất từ 7,7-7,9%/năm tùy vào mức tiền gửi. Lãi suất tiết kiệm cao nhất tại VPBank hiện lên tới 8%/năm, tăng 0,7 điểm phần trăm so với trước đó, áp dụng cho các khoản tiền gửi trên 10 tỷ, kỳ hạn 36 tháng.
OCB cũng điều chỉnh lãi suất huy động ở khá nhiều kỳ hạn. Hiện lãi suất huy động cao nhất được OCB áp dụng là 7,7%/năm kỳ hạn 36 tháng khi khách hàng gửi online; khách hàng vừa gửi tiết kiệm vừa mua bảo hiểm, lãi suất kỳ hạn 6 tháng sẽ là 8,2%/năm.
Tại ACB, từ ngày 19/11, khách hàng gửi kỳ hạn 6 tháng được hưởng lãi suất 6,1%/năm, tăng 0,2% so với trước. MB tăng lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng lên 4,7%/năm, 3 tháng lên 5,3%/năm, 6 và 9 tháng lên 6%/năm. Mức lãi suất này đã tăng 0,1-0,2% so với biểu lãi suất cũ.
Tại Techcombank, từ ngày 22/11, lãi suất tăng thêm 0,1-0,2 điểm phần trăm so với tháng 10 ở nhiều kỳ hạn. Lãi suất cao nhất ở nhà băng này hiện là 7%/năm áp dụng cho các kỳ hạn từ 18 tháng trở lên.
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng TPBank trong tháng 11 đã tăng lên tại một số kì hạn đối với tiền gửi của khách hàng cá nhân. Lãi suất các kì hạn 1-3 tháng tăng 0,2 điểm phần trăm so với tháng 10. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 đến 24 tháng cũng tăng 0,1 điểm phần trăm so với tháng trước.
Tuy đua nhau tăng lãi suất nhưng mức độ điều chỉnh khá khác nhau dẫn tới chênh lệch lãi suất huy động trên thị trường giữa các nhà băng khá lớn. Cùng ở các kỳ hạn dài, lãi suất chênh nhau có lúc lên đến 1%/năm đến 1,5%/năm. Như cùng là nhóm ngân hàng tư nhân lớn, MB huy động tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng với lãi suất 7% thì ở VPBank lên tới 8%; còn so với ngân hàng nhỏ còn thấp hơn nhiều, như VietCapitalBank đang huy động với lãi suất cao nhất lên tới 8,6%/năm.
Bên cạnh việc trực tiếp tăng lãi suất trên biểu lãi suất huy động, các ngân hàng còn thi nhau áp dụng các chương trình cộng lãi suất, tặng quà, khuyến mãi,…để hút thêm tiền gửi từ dân cư.
SHB hi đầu tháng 11 cho biết, cho đến hết tháng 1/2019, ngân hàng sẽ cộng thêm 0,15-0,2%/năm đối với các kỳ hạn từ 6 tháng dến 24 tháng đối với khách hàng cá nhân mở tìa khoản tiết kiệm gửi góp Tình yêu cho con tại quầy giao dịch. Hay một ngân hàng nhỏ là BaoVietBank không chỉ tăng lãi suất còn có chương trình quay số trúng thưởng tặng xe máy, điện thoại,...với tổng giá trị hàng trăm triệu động.
Cũng trong thời gian này, hoạt động phát hành trái phiếu để bổ sung vốn cấp 2 cũng rất sôi động ở nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, ACB, HDBank, VIB, MB,...Các chuyên gia cho rằng, ngun vốn này thường có kỳ hạn dài và lãi suất cao, được xem là giải pháp khá mang tính "tình thế" trước mắt nhưng sẽ gây áp lực tới chi phí đầu vào trong tương lai, ảnh hưởng tới lợi nhuận.
Trên thực tế, lãi suất trên cả thị trường 1 và thị trường 2 luôn duy trì ở mức cao và vẫn trong xu hướng tăng trong 2 tháng trở lại đây. Chứng khoán Rng Việt VDSC trong một báo cáo mới đây cho rằng, áp lực lên lãi suất vẫn còn kéo dài trong thời gian tới, mức lãi suất cao sẽ còn duy trì quanh mức hiện tại đến cuối tết âm. Nguyên nhân là do quy định về vốn ngắn hạn sắp đi vào hiệu lực trong năm 2019, đng thời nhu cầu tín dụng lớn cuối năm cũng tạo sức ép đẩy lãi suất tăng cao.