Thị trường bất động sản hiện nay vẫn được xem là một kênh đầu tư có khả năng đem lại lợi nhuận lớn. Bên cạnh những hình thức quen thuộc như “mua đi bán lại”, xây nhà cho thuê, mua nhà cũ ri tân trang lại xong bán, mua đất nền vùng ven,…thì còn một hình thức khác, “tuy nghe lạ mà lại quen” được nhiều nhà đầu tư có máu liều lĩnh quan tâm- đó chính là “lướt sóng”. Vậy, “lướt sóng bất động sản” là gì Lợi nhuận nó có thể đem lại cho bạn như thế nào Những rủi ro có thể gặp và nhà đầu tư “lướt sóng” cần làm gì để không bị “mắc cạn”,…Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Khái niệm về “lướt sóng” bất động sản có thể hơi xa lạ với người không chuyên nhưng lại rất quen thuộc trong giới đầu tư. Hiểu một cách đơn giản, “lướt sóng” là một hình thức đầu tư vào bất động sản để sinh lời mà không nhất thiết phải bỏ tiền mua 100% giá trị của bất động sản. Ví dụ, bạn bỏ một số tiền nhỏ (bằng khoảng 15-20% giá trị tổng) để đặt cọc và giữ chỗ tạm thời một bất động sản nào đó, có thể là một miếng đất, căn hộ dự án, căn nhà,(thường là căn hộ dự án)…mà bạn tin là trong tương lai sẽ thu hút nhiều sự quan tâm và có khả năng bán rất mạnh. Sau đó, nếu đúng theo dự đoán, sẽ có nhiều người quan tâm đến và họ sẵn sàng bỏ một số tiền cao hơn từ vài chục, đôi khi đến cả trăm triệu đng để sở hữu được bất động sản mà bạn đang nắm giữ. Hình thức “lướt sóng” này còn có thể được hiểu như “đầu cơ tích trữ bất động sản”và rất thường gặp ở những dự án căn hộ “hot”. Trên thực tế, trong những dự án có tiềm năng mạnh gần đây, nhiều nhà đầu tư “lướt sóng” đã sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để “giữ chỗ” từ 10-20 căn hộ, thậm chi cả một sàn để bán lại sau khi hoàn công.
Theo góc nhìn của chuyên gia thì việc đầu cơ như thế này một mặt nào đó sẽ giúp kích cầu và thúc đẩy doanh số bán ra, tạo hiệu ứng “hot”, giúp tăng khả năng thành công của dự án và từ đó khiến thị trường khởi sắc hơn.
Rủi ro lớn nhất đầu tiên khi lướt sóng bất động sản chính là không bán được, bị lỗ hoặc bị mất vốn. Có những dự án ban đầu được đánh giá rất tốt, lượng người quan tâm rất cao khiến nhiều người đã đầu cơ vào rất nhiều tiền để “giữ chỗ”. Tuy nhiên, sau đó thì lại không thể bán ra được với giá mong đợi hoặc tệ hơn là không có ai mua khiến họ bị lỗ vốn hoặc mất đi tiền cọc. Mặt khác, bất động sản không phải là một sản phẩm có tốc độ thanh khoản cao nên nguy cơ mất tiền hay bị chôn vốn xảy ra là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, thủ tục pháp lý đôi khi khá rườm rà, rắc rối với nhiều điều khoản cũng là lý do hạn chế ý định đầu tư bất động sản bằng hình thức này.
Chúc các bạn thành công!