Theo NCB, việc tăng vốn là nhằm đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, nâng cao khả năng phòng ngừa các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động. Ngun vốn tăng thêm sẽ giúp ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh tại các địa bàn kinh tế trọng điểm, đầu tư cho việc thay đổi hình ảnh nhận diện thương hiệu, phát triển các dự án digital banking và các dự án công nghệ thông tin. NCB cũng bổ sung vốn cho Công ty khai thác và quản lý tài sản,…
Việc tăng vốn cũng tạo tiền đề cho việc chào mời các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng trở thành cổ đông chiến lược, đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực tài chính cũng như năng lực quản trị hoạt động kinh doanh.
Cụ thể, NCB dự kiến chào bán 300 triệu cổ phần nhằm nâng vốn điều lệ từ 4.101 tỷ đng lên 7.101 tỷ đng.
Trong đó, ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ thêm 100 tỷ đng thông qua việc chào bán 10 triệu cổ phần cho cán bộ, nhân viên (người lao động). Giá chào bán bằng mệnh giá là 10.000 đng/cp. Cổ phiếu không bị hạn chế chuyển nhượng, thời gian dự kiến phát hành vào quý 1/2020.
2.900 tỷ vốn điều lệ còn lại sẽ được tăng thông qua chào bán 290 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ cổ phần chào bán trên số cổ phần đang lưu hành là 1:0,713. Theo đó, mỗi quyền mua sẽ được mua 0,713 cổ phần tăng vốn mới. Giá chào bán là 10.000 đng/cp, thời gian dự kiến phát hành là quý 1/2020.
Với số vốn tăng thêm, NCB dự kiến dành 200 tỷ để tăng vốn cho Công ty TNHH Khai thác và Quản lý Tài sản (AMC), đảm bảo cho AMC có đủ vốn điều lệ để thực hiện đầy đủ tất cả các chức năng liên quan hoạt động quản lý tài sản, bao gm cả hoạt động tổ chức mua bán nợ.
Dự kiến sẽ trích khoảng 50 tỷ đng cho việc thay đổi và xây dựng hình ảnh thương hiệu, theo định vị NCB là ngân hàng bán lẻ hiện đại, chuyên nghiệp.
Ngân hàng sẽ trích 100 tỷ đng để đầu tư phát triển Dự án Digital Banking, 100 tỷ đng để đầu tư phát triển mở rộng mạng lưới và 2.500 tỷ đng để bổ sung ngun vốn tự có để cho vay trung và dài hạn.