Các tỷ phú của Việt Nam có những ngành nghề kinh doanh khác nhau và triết lý cũng khác nhau. Nhân dịp năm mới, hãy nghe lại những tư tưởng của các tỷ phú về chuyện kinh doanh.
Ông Phạm Nhật Vượng: Làm đẹp cho đời
Ông Phạm Nhật Vượng
Năm 2013, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - Ông Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên được Forbes công nhận là tỷ phú đô la với khối tài sản trị giá 1,5 tỷ USD.
Trong cuộc phỏng vấn với Forbes khi đó, ông Vượng đã chia sẻ triết lý sống của mình, đó là làm đẹp cho đời: "Mục tiêu của tôi là làm đẹp cho đời. Không quan trọng mình có bao nhiêu tài sản, mà quan trọng là làm sao cho đẹp, góp phần thay đổi bộ mặt đất nước mình một chút."
Đến nay, khi tài sản đã lên tới 6,5 tỷ USD, vào top 300 người giàu nhất hành tinh, triết lý của ông Vượng vẫn không hề thay đổi. Đầu năm 2018, trong cuộc trò chuyện với tờ Thanh Niên, ông Vượng nói: "Cứ cái gì tốt cho xã hội, tốt cho nhiều người và chúng tôi thấy mình có đủ năng lực thì chúng tôi sẽ làm."
Và đến đầu năm 2019 mới đây tờ Tuổi Trẻ dẫn lời ông Vượng vẫn với một triết lý kiên định: "Ngày xưa là câu chuyện cơm áo gạo tiền. Đầu tiên khi đi làm là muốn kiếm tiền giúp bố mẹ đỡ nghèo đỡ khổ. Sau này có tí tiền lên thì để mình sống một cách thoải mái sung túc, vợ con đề huề. Dần dần lớn lên nữa thì công việc là đam mê. Và đến giờ mục tiêu cuối cùng là làm được cái gì đó cho đời."
Với suy nghĩ làm đẹp cho đời, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã "xoay trục", từ một công ty bất động sản chuyển hướng thành tập đoàn công nghiệp, công nghệ. Lấy bất động sản làm cốt lõi, Vingroup đang mở rộng ra nhiều ngành nghề khác nhau như giáo dục, y tế, bán lẻ, công nghiệp, công nghệ...
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Làm lớn, không làm chuyện cò con
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo
CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam. Ngay từ khi còn là sinh viên du học ở Đông Âu, bà Thảo đã bộc lộ tố chất kinh doanh. Khi ấy thị trường Đông Âu thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm nên bà kinh doanh đủ thứ, từ hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa, đng h, hàng nông sản từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong (Trung Quốc) sang Đông Âu. Đng thời, bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như phân bón, sắt thép, thiết bị…
Bloomberg cho biết, ngay ở độ tuổi 21, bà Thảo đã có triệu đô trong tay và tính đến thời điểm hiện tại, khối tài sản của bà đã lên tới 2,5 tỷ USD.
Trong một cuộc phỏng vấn, bà Thảo đã chia sẻ triết lý kinh doanh của mình. "Tôi luôn nhắm tới những thương vụ làm ăn lớn, không bao giờ muốn làm những việc cò con. Khi mọi người chia nhau giao dịch 1 container thì tôi đã giao dịch hàng trăm container ri".
Với tư duy làm lớn, bà Thảo đã đưa Vietjet Air cạnh tranh sòng phẳng với hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines và hiện đã trở thành hãng bay có thị phần nội địa lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh hãng hàng không giá rẻ, bà Thảo còn nắm trong tay nhiều bất động sản, ngân hàng và công ty tài chính.
Ông Trần Bá Dương: Làm vì trách nhiệm xã hội
Ông Trần Bá Dương
Khởi nghiệp là một công nhân sửa chữa ô tô, đến khi có một số vốn tích lũy, ông Trần Bá Dương thành lập Trường Hải vào năm 1997. Thời điểm hiện tại, Trường Hải là doanh nghiệp lắp ráp xe hàng đầu Việt Nam, với thị phần lớn nhất.
Khi đã đạt được thành công, ông Dương chia sẻ, triết lý kinh doanh của Thaco là làm vì trách nhiệm xã hội: "Ngày hôm nay, niềm vui của tôi là làm được nhiều việc, cống hiến được nhiều giá trị. Giờ đây, đó không chỉ là niềm vui cá nhân, mà còn là trách nhiệm. Mình cảm thấy có những việc mình làm sẽ hiệu quả hơn người khác. Nếu mình không làm việc đó thì tự mình cảm thấy có lỗi với xã hội, với đất nước.
Tôi nỗ lực kinh doanh vì trách nhiệm xã hội, vì triết lý kinh doanh của Thaco là tạo ra giá trị phục vụ thông qua sản phẩm và dịch vụ của mình. Vì vậy tôi thấy có lỗi với đất nước, xã hội nếu không tiếp tục làm việc"
Theo thống kê của Forbes, ông Trần Bá Dương và gia đình có khối tài sản trị giá khoảng 1,7 tỷ USD.
Ông Trần Đình Long: Làm điều mình thích
Ông Trần Đình Long
Ít người biết rằng, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát đặt chân vào ngành thép khi "chẳng biết gì về thép". Đó là lời nhận xét của một trùm buôn thép cuối những năm 90 của thế kỷ trước về ông Long. Lúc bấy giờ, ông Long chỉ là tay mơ trong lĩnh vực này, còn các tay trùm buôn thép đều ở Thái Nguyên.
Tuy nhiên, "thép như chảy trong huyết mạch, có trong từng tế bào" khiến ông Long và các cộng sự càng làm càng mê. Với niềm đam mê đó, ông Long giờ đây đã đưa Hòa Phát trở thành doanh nghiệp có thị phần thép lớn nhất Việt Nam.
Tháng 3/2018, khi được Forbes đưa vào danh sách tỷ phú thế giới với khối tài sản 1,3 tỷ USD, ông Long chia sẻ: "Tôi làm những cái mà tôi thích chứ không phải việc mình là tỷ phú hay là gì kia thì phải giống người ta. Tóm lại là cứ làm điều mình thích thôi!"
Trước đó, hi năm 2010, ông Long cũng từng khiến dư luận ầm ĩ vì mua máy bay riêng, với nhiều tin đn như mức giá 5 triệu USD, chi phí vận hành 2 tỷ đng/tháng, phải xây một sân bay riêng... Nói về điều này, ông Long cũng rất thẳng thắn, ông thích nên làm: "Tôi không màu mè gì đâu nhưng mình thích thì mình làm thôi. Có máy bay, đi lên mỏ cũng bớt được nhiều thời gian nhưng chủ yếu để chơi là chính. Tôi dùng tiền riêng chứ có dùng tiền của Tập đoàn đâu".