Ngân hàng phát hành hàng tỷ cổ phiếu trả cổ tức

17/03/2021 ,10:58
Một loạt ngân hàng vừa công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức trong năm 2021. Nếu được thông qua, sẽ có hàng tỷ cố phiểu ngân hàng được bổ sung vào thị trường vào thời gian tới.
Một loạt ngân hàng vừa công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức trong năm 2021. Nếu được thông qua, sẽ có hàng tỷ cố phiểu ngân hàng được bổ sung vào thị trường vào thời gian tới.
 
photo-1580620356094-1580620357783162340979.jpeg

Một nhà đầu tư đứng cạnh bảng giá chứng khoán. (Ảnh: Thời báo kinh doanh)

 

Hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng được lên kế hoạch phát hành

 

Theo thông tin mới được SHB công bố, ngân hàng đang lên kế hoạch trình đại hội thường niên 2021 phương án chia cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 10,5%. Năm trước, cổ đông đã thông qua phương án chia cổ tức 2019 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%.

Với hơn 1,75 triệu cổ phần đang lưu hành, SHB dự kiến phát hành gần 359 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 và 2020 cho cổ đông.

Trong tài liệu phục vụ đại hội cổ đông 2021, ban lãnh đạo ACB cũng dự kiến trình cổ đông thông qua phương án phát hành hơn 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020, qua đó nâng vốn điều lệ lên 27.019 tỷ đng.

Tương tự, Hội đng quản trị VIB cũng sẽ xin ý kiến cổ đông phương án tăng vốn năm 2021, bao gm chia cổ phiếu thưởng từ ngun vốn chủ sở hữu 40% và chào bán cổ phiếu. Với lượng cổ phiếu lưu hành ở mức hơn 1,1 tỷ cổ phiếu, nếu được đại hội thông qua, VIB sẽ phát hành 440 triệu cổ phiếu thưởng trong năm nay.

MSB cũng vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ với tờ trình tăng vốn điều lệ từ 11.750 tỷ lên 15.275 tỷ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Theo đó, ngân hàng này có kế hoạch phát hành 352,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020, tương đương tỷ lệ tối đa 30%.

Chia sẻ với báo chí trước thềm lên sàn HOSE, ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT OCB cũng tiết lỗ kế hoạch chi trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, tỷ lệ chia dự kiến là 25%.

Không chỉ các ngân hàng thương mại cổ phần, khối quốc doanh cũng đã công bố kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu chia cổ tức trong năm 2021.

Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa được tổ chức mới đây, cổ đông BIDV đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đng lên 48.524 tỷ (tức tăng 20,6%) theo hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm.

Cụ thể, BIDV dự kiến phát hành 207,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 5,2%), phát hành 281,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%). Ngoài ra, BIDV dự kiến phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới theo hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.

Thời gian thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến trong quý III và IV/2021. Trong khi đó, việc chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ dự kiến trong giai đoạn 2021-2022 sau khi được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trước đó, "ông lớn VietinBank cũng công bố kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm nay sau khi Nghị định 121/2020/NĐ-CP được sửa đổi, cho phép các ngân hàng cổ phần nhà nước được chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Cuối năm 2020, VietinBank đã lấy ý kiến cổ đông và được thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên gần 48.000 tỷ đng thông qua việc phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ gần 28,8%.

Xu hướng cần thiết trong thời COVID

Chia cổ tức bằng cổ phiếu là phương án được các ngân hàng sử dụng trong nhiều năm trở lại đây, nhằm bổ sung vốn điều lệ, phục vụ hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, nhu cầu tăng vốn để gia cố khả năng chống chịu rủi ro là định hướng phù hợp của các nhà băng.

Thực tế, trước ảnh hưởng sâu dịch bệnh COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần đề nghị các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt, tiết giảm chi phí, dành ngun tiền để cắt giảm lãi suất đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ vừa qua, Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú cho biết, kế hoạch tăng vốn của nhà băng này là nhằm đảm bảo nhu cầu vốn trong cả điều kiện kinh doanh thông thường và điều kiện căng thẳng. Trong đó, tăng vốn điều lệ là một trong những ngun tăng nền tảng, tạo điều kiện cho các ngun tăng thứ cấp khác.

Còn theo ban lãnh đạo ACB, việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức, tăng vốn trong năm nay nhằm thích ứng với những biến động của thị trường. Đng thời, lượng vốn trung và dài hạn có được sẽ giúp ngân hàng bổ sung vào hoạt động cấp tín dụng, đầu tư vào các dự án thực hiện chiến lược 2019 - 2024 của ngân hàng.

"Việc tăng vốn điều lệ là hết sức cần thiết cho hoạt động kinh doanh của ACB", báo cáo trình ĐHĐCĐ của ACB nhấn mạnh.

Theo ông Hoàng Công Tuấn – Trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô Chứng khoán MB (MBS), trong giai đoạn thị trường chứng khoán diễn biến tương đối sôi động, việc các ngân hàng đẩy mạnh tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu là xu hướng tích cực.

"Tăng quy mô vốn giúp các ngân hàng hoạt động an toàn lành mạnh hơn, đng thời cho thấy các ngân hàng có đủ lợi nhuận để chia cổ tức", vị chuyên gia này đánh giá.

Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng cho rằng, phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến diễn biến giá trên thị trường do các nhà đầu tư đang rất tin tưởng vào triển vọng tích cực của ngành ngân hàng trong năm nay.

 
 
 

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất