Trên liên ngân hàng, lãi suất dao động quanh 3%/năm và tăng nhẹ vào ngày thứ 6 lên mức 3,12%/năm với kỳ hạn qua đêm, chênh lệch lãi suất VND-USD ở mức 0,7%/năm. Nhóm phân tích của SSI dự kiến lãi suất liên ngân hàng có thể tăng nhẹ trong tuần này khi nhu cầu tiền đng của các doanh nghiệp và cá nhân tăng lên trước kỳ nghỉ lễ 2/9.
Trên thị trường thế giới, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tuần qua đã quyết định thay đổi công cụ xác định lãi suất cho vay của các NHTM từ lãi suất cơ sở (Benchmark Lending Rate) sang lãi suất tham chiếu -LPR (Loan Prime Rate). Mức lãi suất cơ sở trước đó đang là 4,35%/năm và LPR là 4,31%/năm. Trong ngày đầu tiên có hiệu lực (20/8/2019), LPR được giảm từ 4,31% xuống 4,25%.
Mục đích của sự thay đổi là để tăng hiệu lực điều hành của PBOC do LPR được ấn định hàng tháng dựa trên: (I) trung bình lãi suất OMO của 18 NHTM và (ii) lãi suất MLF (Medium-term Lending Facility - công cụ cấp vốn của PBOC cho NHTM). Sau bước 1 yêu cầu các NHTM sử dụng LPR, PBOC rất có thể sẽ hạ lãi suất MLF và/hoặc giảm dự trữ bắt buộc để bơm vốn và hạ lãi suất cho vay, kích thích nền kinh tế.
Ngay sau động thái của Trung Quốc, có 4 NHTW khác cũng điều chỉnh giảm lãi suất trong tuần qua, nâng số NHTW đã điều chỉnh giảm lãi suất tính từ đầu tháng 8 đến nay lên 19 nước trong đó bao gm 3 nước thuộc khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Philippines và Indonesia với mức giảm đều là 25 điểm cơ bản.
Tuy vậy, Việt Nam có vẻ như vẫn nằm ngoài làn sóng hạ lãi suất. Lãi suất huy động ở một số NHTM thậm chí còn được điều chỉnh tăng trên biểu lãi suất hoặc theo các chương trình ưu đãi lãi suất có thời hạn. Lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng ở các NHTM cổ phần cỡ nhỏ tăng thêm khoảng 20-40 điểm cơ bản, lên mức 8-8,4%/năm. Tuy nhiên, các NHTM này chỉ áp dụng với đối tượng khách hàng cá nhân, lãi suất huy động với khách hàng tổ chức hầu như không đổi.