Quản lý chi tiêu, đầu tư và tiết kiệm khi sống chung với đại dịch

16/11/2021 ,15:11
Ngay cả khi mọi người có suy nghĩ rằng đã đến lúc phục h??i kinh tế và sống chung với đại dịch COVID-19 thì việc quản lý chi tiêu, đầu tư và tiết kiệm tiền vẫn là bài học tài chính khó nhằn.
Ngay cả khi mọi người có suy nghĩ rằng đã đến lúc phục hi kinh tế và sống chung với đại dịch COVID-19 thì việc quản lý chi tiêu, đầu tư và tiết kiệm tiền vẫn là bài học tài chính khó nhằn.
 

Theo CNBC, hầu hết mọi người trên khắp thế giới đều cảm thấy khó khăn trong việc quản lý, tiết kiệm và đầu tư thu nhập của họ. Đại dịch COVID-19 đã một lần nữa đặt ra câu hỏi rằng phải làm sao để mọi người hiểu về tầm quan trọng của quản lý chi tiêu, đầu tư hợp lý và tiết kiệm đúng phương pháp cũng như biết cách lập kế hoạch tài chính cho tương lai càng sớm càng tốt.

 

Tầm quan trọng của việc quản lý chi tiêu trong thời buổi kinh tế khó khăn

 

Khi chúng ta chuyển từ trạng thái lo lắng, hoang mang vì đại dịch sang trạng thái bình thường mới hay đơn giản là cố gắng thích ứng và phục hi kinh tế thì bài học quản lý tài chính cá nhân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tiết kiệm nhiều hơn, giảm chi tiêu trong khi vẫn đầu tư hiệu quả là một hành trình rất khó khăn với nhiều người, nhiều gia đình. Thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư luôn là 4 trụ cột, 4 yếu tố chính để quản lý kinh tế.

 
bo-tui-5-bi-quyet-quan-ly-tai-chinh-hieu-qua-hau-dai-dich-1-155712.jpg

Thói quen chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của mọi người thay đổi đáng kể trong đại dịch. (Ngun: Experian)

 

Trong đại dịch, vô số người mất việc, giảm thu nhập hoặc có thu nhập ổn định nhưng chỉ ở mức thấp. Nhu cầu vay tín dụng cũng tăng lên đáng kể nhưng vay tiền để chi tiêu không phải giải pháp tốt. Về cơ bản, mọi người đều sẽ phải nỗ lực để tăng hoặc phục hi dần thu nhập, đng thời quản lý tài chính thông minh hơn nhằm tự chủ tài chính ở hiện tại và trong tương lai.

 

Mẹo tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu tối ưu trong và sau đại dịch

 

1. Chi tiêu hơn cho các khoản giải trí

 

Thực tế, cách thức mà các cá nhân và gia đình chi tiêu trong đại dịch đã thay đổi đáng kể. Rủi ro đối với thu nhập có nghĩa là các gia đình phải học cách cắt giảm nhiều chi phí. Giảm chi tiêu đi ăn nhà hàng, đi chơi hay mua sắm xa xỉ phẩm. Đa số mọi người đều phải cố kiểm soát ngân sách, hạn chế quần áo và đầu tư cho nhà cửa là tiêu chuẩn chi tiêu mới. Ngoài hóa đơn tiền điện, nước, sinh hoạt phí thì hầu hết mọi người đều cố gắng giảm tối đa các khoản không thực sự cần thiết khác.

 

2. Tạo không khí thoải mái trong gia đình

 

Trong thời đại dịch, dường như mọi người có nhiều thời gian hơn để chú trọng, dành đủ sự quan tâm với ngôi nhà mình sinh sống. Nhiều người nỗ lực biến ngôi nhà thành không gian làm việc, tập luyện thể dục thể thao, giải trí bằng cách xem TV tại nhà. Mua thiết bị online, cố gắng để ngôi nhà trở nên thoải mái hơn, giữ cho tâm lý các thành viên ổn định và khỏe mạnh về lâu dài cũng là một cách để tiết kiệm cho các khoản chi tiêu liên quan đến y tế.

 

3. Đầu tư vào bảo hiểm

 

Ngoài việc xây dựng và đầu tư vào nơi ở, mọi người cũng bắt đầu đầu tư vào bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và nhận ra tầm quan trọng của các khoản bảo hiểm thất nghiệp. Đại dịch đã dạy chúng ta rằng việc có bảo hiểm y tế quan trọng như thế nào đối với sự an toàn của cá nhân cũng như những người xung quanh. Buộc phải chi tiêu cho các khoản chi y tế có thể khiến tài chính cá nhân của bạn càng khó khăn hơn trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng”.

 

4. Tiếp cận với các công cụ đầu tư

 

Lạm phát gia tăng, đầu tư tiền vào sổ tiết kiệm trong ngân hàng có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, cho dù bạn đầu tư cổ phiếu hay bất động sản, hãy cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng để không phạm sai lầm dẫn đến mất trắng vốn liếng.

 

5. Tuân thủ kế hoạch tiết kiệm tiền

 

Tiết kiệm là kỹ năng sống rất cơ bản nhưng quan trọng nhất mà ai cũng nói đến, nhưng đại dịch đã khiến mọi người nhận ra tầm quan trọng tuyệt đối của nó. Không chỉ cho nhu cầu y tế mà nếu có tình huống phát sinh, người ta phải có đủ tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng để có thể lo cho bản thân và giúp đỡ gia đình trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn chế chi tiêu, xây dựng quỹ khẩn cấp chắc chắn là một việc cần thiết để bạn thấy an tâm hơn trong mọi tình huống. 

 

Thu Phương

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất