Ồ ạt bỏ lúa nuôi tôm.
Có mặt tại xã Mỹ Hòa, chúng tôi nhận thấy hầu hết ở hai bên đường vào trung tâm xã đều là những h nuôi tôm. Ở đó, có cả cảnh người dân cho tôm ăn, đang thu hoạch tôm, đang cải tạo h cho vụ nuôi mới, thêm cả cảnh đang đào ao nuôi. Ở đó, không chỉ các hộ dân mà cán bộ xã cũng có nhiều h nuôi tôm. Ông Nguyễn Văn Nguyên - Phó bí thư chi bộ ấp Hai Thủ - cho biết, ấp Hai Thủ có có 315 hộ dân thì đến 90% số hộ nuôi tôm. Trong đó, 98 hộ nuôi tôm công nghiệp, còn lại nuôi quảng canh. Gia đình ông cũng có đến 3 h nuôi tôm.
"Ở đây hầu hết người dân đều sống bằng nghề nuôi tôm. Nghề này phát triển ở đây đã hơn ba mươi năm và rầm rộ nhất với phương pháp nuôi công nghiệp là khoảng vào năm 2013 - 2014" - ông Nguyên nói. Cũng theo ông Nguyên, nghề nuôi tôm đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, tương đối ổn định cho người dân với thu nhập mỗi năm từ 100 - 500 triệu tùy diện tích nuôi của mỗi hộ gia đình.
Ngày 25.6, ông Nguyễn Thanh Thưởng - PCT UBND xã Long Hòa - cho biết, diện tích tự nhiên của xã là 4.256 ha thì có 1.600 ha nuôi trng thủy sản, mà chủ yếu là nuôi tôm. Trong đó, 320 ha nuôi tôm công nghiệp. "Theo quy hoạch xã có 990 ha trng lúa. Nhưng do lợi nhuận từ nuôi tôm cao hơn nhiều lần nên thời gian qua, nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm nên hiện chỉ có 331 ha trng lúa" - ông Thưởng nói.
Cũng theo ông Thưởng, kinh tế chủ yếu của người dân địa phương là nuôi tôm. Bình quân mỗi hộ dân ở đây được cấp dưới 1ha đất để nuôi tôm. Hộ nhiều nhất xã hiện có 10 ha mặt nước nuôi tôm. Với lợi nhuận 60 - 70 triệu/ha/năm cho một vụ nuôi tôm thì thu nhập, đời sống của người dân đang khá dần lên. Hộ nghèo đang giảm nhanh theo thời gian. Không chỉ người dân mà theo ông Thưởng, hầu hết nhà cán bộ xã cũng có ao nuôi tôm. Ngay như ông Thưởng hai vợ chng đều là cán bộ, công chức xã nhưng vẫn có ao nuôi tôm.
"Sốt" đất theo tôm
Chúng tôi ghé một quán cafe ở xã Long Hòa, cô chủ quán sau một lúc trò chuyện với khách lạ, nghe chất giọng miền trung của tôi liền hỏi "có phải anh đến đây nuôi tôm không". Tôi tỏ ra thắc mắc sao cô lại hỏi như vậy, thì cô gái trẻ này lý giải "Tại ở đây, cứ có người từ các tỉnh miền trung đến thì hầu hết họ là người đến nuôi tôm thuê cho các chủ h tôm". Cũng theo cô gái này, giá đất ở đây vài năm nay đã tăng lên rất nhiều do có nhiều người ở tỉnh khác đến mua, hoặc thuê đất để nuôi tôm. Cũng do kinh tế phát triển, nên dịch vụ ăn nhậu, cafe cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và cho thu nhập rất khá. Cô thật thà kể, quán này cô thuê với giá 3 triệu đng/tháng nhưng do đắt khách nên mỗi tháng thu về 15 - 20 triệu đng.
Theo ông Nguyễn Thanh Thưởng - PCT UBND xã Long Hòa, xã Long Hòa là một xã đảo có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nghề nuôi tôm. Những năm 1980 người dân nơi đây là bắt đầu theo nghề nuôi tôm quảng canh. Diện tích nuôi tăng dần theo thời gian ri ạt, rầm rộ với quy mô lớn nhất vào năm 2014. "Trước đây, giá đất tại xã chúng tôi chỉ 30 triệu đng/công. Nhưng từ 2015 giá đất bắt đầu sốt dần. Năm 2017 giá 60 triệu/công thì năm nay đã tăng lên 75 triệu đng/công" - ông Thưởng cho biết.
Cũng theo ông Thưởng, nguyên nhân giá đất "sốt" là do nghề nuôi tôm ở đây thuận lợi, cho hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người ở tỉnh khác kéo nhau đến mua đất, thuê đất để nuôi tôm. Không chỉ giá đất nuôi trng thủy sản tăng cao mà giá đất ở cũng sốt theo. Hiện một thửa đất có diện tích 100m2 ở đây, theo ông Thưởng có giá từ 300 - 350 triệu đng nhưng chưa chuyển đổi mục đích sử dụng. Chủ đất tự tách thửa trên đất nông nghiệp của mình để bán. Người mua còn phải lo thêm thủ tục chuyển đổi mục đích mới làm nhà ở được.
Nghề nuôi tôm là thế mạnh của địa phương đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp đời sống nhân dân không ngừng nâng cao là điều rất phấn khởi. Tuy nhiên, ông Thưởng cũng lo ngại thì hiện nay, có đến 50% diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn không xử lý nước thải mà thải trực tiếp ra biển nên tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, sẽ tác động trở lại gây nên dịch bệnh cho nghề nuôi tôm của chính người dân.