Ngày 5/4 vừa qua, hãng xếp hạng tín nhiệm S&P đã nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn cho Việt Nam từ mức "BB-" lên mức "BB" với triển vọng "ổn định", đng thời khẳng định xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn cho Việt Nam ở mức "B". Như vậy đây là lần đầu tiên sau 9 năm, S&P mới nâng xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam.
Trong đánh giá về nền kinh tế, liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, S&P cho rằng, quy mô dư nợ tín dụng so với GDP ở Việt Nam là tương đối lớn so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, cùng với việc Ngân hàng nhà nước kiểm soát chặt chẽ dòng vốn tín dụng, tín dụng của hệ thống ngân hàng đã tăng trưởng chậm lại đáng kể trong năm 2018, đng thời xu thế này nhiều khả năng tiếp tục được duy trì trong những năm tới, góp phần tích cực trong việc củng cố sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Trước đó tại một buổi họp mới đây của NHNN, cơ quan điều hành lý giải định hướng tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với năm trước phù hợp mục tiêu chung của Chính phủ là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. NHNN đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2019 là 14%, tương đương mức tăng 13,98% năm 2018.
NHNN cũng thừa nhận thực tế hiện tỷ lệ tín dụng so với GDP đang khá cao. Nếu như năm 2016 tín dụng đạt 122% GDP, đến năm 2017 lên 130% GDP, năm 2018 NHNN đã điều hành kiểm soát theo hướng không để tỷ trọng này tăng lên mà duy trì ở mức 130% GDP. Lãnh đạo NHNN đng thời nhấn mạnh chất lượng tín dụng là điều NHNN luôn yêu cầu các NHTM đặt lên hàng đầu, có như vậy mới đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống.
Liên quan đến cảnh báo của tổ chức quốc tế về tín dụng, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hng thông tin thêm, trong quá trình làm việc, trao đổi với Standard & Poor về điều hành tín dụng, họ cho rằng cách thức của NHNN là rất phù hợp với bối cảnh hiện nay.