Tại sao đọc 100 quyển sách trong 1 năm nhưng vẫn không thể thành công như Mark Zuckerberg hay Bill Gates

18/03/2019 ,09:36
Đọc sách thực sự là một điều kì diệu. Nó có tính dịch chuyển tức thời và thần giao cách cảm. Nó cho phép chúng ta lang thang khắp không gian và thời gian, đại dương và lục địa. Nó cho phép chúng ta tiếp cận bộ não của những người đáng kinh ngạc nhất trên trái đất, cảm nhận quá khứ và nhìn vào tương lai.
Đọc sách thực sự là một điều kì diệu. Nó có tính dịch chuyển tức thời và thần giao cách cảm. Nó cho phép chúng ta lang thang khắp không gian và thời gian, đại dương và lục địa. Nó cho phép chúng ta tiếp cận bộ não của những người đáng kinh ngạc nhất trên trái đất, cảm nhận quá khứ và nhìn vào tương lai.
 
 

 

Đọc hiện đang là một xu hướng. Internet cũng đã và đang thay đổi xu hướng ấy theo một cách nhất định. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng đọc sách như là một món đ ăn vô cùng tốt cho dạ dày.

Thật vậy, chúng ta nên đọc càng nhiều càng tốt. Mỗi người nên đọc một cuốn sách một tuầnKhông, tốt hơn là một cuốn một ngày. Đó là lý do tại sao Mark Zuckerberg, Bill Gates hay Elon Musk đều thành công. Chúng ta càng đọc nhiều thì sẽ càng thông minh hơn. Nhưng tìm đâu ra thời gian Chỉ có cách là phải đọc nhanh hơn, nhanh hơn và nhanh hơn nữa!

Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta biết làm thế nào để đọc nhanh hơn gấp 3 lần trong 20 phút, hay nói cách khác là mẹo để đọc thêm được nhiều cuốn sách. Đọc tốc độ đã trở thành một môn thể thao mang tính cạnh tranh để xem ai có thể đi qua hết được danh sách bán chạy nhất của New York Times.

Nhưng liệu nhắc tới đọc sách chúng ta chỉ đề cập tới mỗi tốc độ, mục tiêu và con số thôi ư

 

Tại sao đọc 100 quyển sách trong 1 năm nhưng vẫn không thể thành công như Mark Zuckerberg hay Bill Gates - Ảnh 1.

 

SỰ THẬT VỀ ĐỌC TỐC ĐỘ

 

Tổng thống Kennedy được cho là có thể đọc được khoảng 1200 từ/phút. Thậm chí, con số ấy sau này còn được tăng lên hơn nữa. Theo ấn bản năm 1990 của Sách kỷ lục thế giới Guinness, Howard Berg có thể đọc được hơn 80 trang văn bản mỗi phút. Tuy nhiên, chuyên gia đọc Mark Pennington đã làm rõ đây là một lời nói dối. Đó vẫn chưa phải là tất cả.

Theo giáo sư Keith Rayner giải thích, các kĩ thuật như đọc đng thời các phân đoạn lớn của trang sách là điều không thể về mặt sinh học và tâm lý học, đó là do giới hạn vùng nhìn của mắt. Nguyên một trang sách không thể được đọc cùng một lúc. Nhiều nhà sáng lập ra các ứng dụng giúp tăng tốc độ đọc cho rằng chỉ 20% thời gian đọc của chúng ta là dùng cho việc xử lí nội dung, và 80% còn lại là thời gian để di chuyển con ngươi. Nhưng thực tế là chúng ta vẫn không ngừng nghĩ khi con người di chuyển, vì vậy chúng ta vẫn luôn luôn xử lí nội dung trong suốt quá trình đọc và chỉ dành 10% thời gian ấy cho sự di chuyển của con ngươi.

Khi muốn nắm bắt thông tin thật nhanh trên cuốn sách ta đang đọc, tự chúng ta không dành cho mình đủ thời gian để thâu tóm hết sự phức tạp và phát triển ý kiến của riêng mình. Đọc càng nhanh thì hiểu biết càng giảm. Thực sự mà nói, đọc tốc độ sẽ thật hữu ích khi mục đích chỉ là để quét, lướt hết văn bản, chẳng hạn như kiểm tra danh sách mua sắm hay sơ đ chỗ ngi.   

 

Tại sao đọc 100 quyển sách trong 1 năm nhưng vẫn không thể thành công như Mark Zuckerberg hay Bill Gates - Ảnh 2.

 

HUYỀN THOẠI 100 CUỐN SÁCH

 

Ngay cả khi chúng ta cho rằng việc đọc tốc độ không thực sự hiệu quả, chúng ta vẫn cần tìm câu trả lời cho câu hỏi: tại sao chúng ta lại muốn như vậy

Đọc được 100 cuốn sách một năm quả là điều tuyệt vời. Liệu đó có phải là điều mà những người thành công hay làm

Đầu tiên, các cuốn sách được tạo ra không giống nhau, không phải cuốn nào cũng đáng để đọc. Có những cuốn cộng hưởng cảm xúc của người này nhưng lại dễ gây nhàm chán cho người kia. Có những cuốn được trình bày, in ấn sạch đẹp, bắt mất nhưng có lẽ chỉ phù hợp để tặng, gửi.

Nếu đọc chỉ để đọc thì:

- Bạn hầu như không giữ lại được tí kiến thức nào.

- Bạn không thể suy tư về bất kì vấn đề nào trong cuốn sách ấy.

- Bạn tiếp thu được rất ít.

Việc đọc đúng là rất phổ biến ở những người thành công mà chúng ta biết vì họ thường tò mò về cuộc sống quanh mình. Nhưng vấn đề ở đây không phải là họ đọc được bao nhiêu mà họ đọc như thế nào.

 

Tại sao đọc 100 quyển sách trong 1 năm nhưng vẫn không thể thành công như Mark Zuckerberg hay Bill Gates - Ảnh 3.

TẠI SAO CHÚNG TA ĐỌC

Có 3 kiểu đọc phổ biến quanh chúng ta:

- Đọc một cách thụ động: lướt qua Facebook, Twitter, lướt qua một cuốn tạp chí trong phòng đợi bác sĩ...

- Đọc vì mục đích cụ thể: bởi vì chúng ta muốn biết thêm điều gì đó.

- Đọc một cách ngẫu nhiện, vì sự thú vị: nó xảy ra khi vô tình có thứ gì đó khiến bạn có hứng thú đọc như một bài báo, một cuốn tiểu thuyết hay một cuốn tự truyện.

Hãy đọc vì bạn muốn chứ đừng đọc vì cảm thấy mình nên đọc. Đọc đến nỗi không thể bỏ quyển sách xuống, đến khi mà cảm thấy hài lòng mỗi lần lật từng trang sách, đọc khi ăn, khi tắm, trên ghế công viên... Đọc như vậy sẽ mở rộng vốn từ, tăng thời gian tập trung và giúp ta thu thập được nhiều thông tin vàng. Khi đọc là niềm vui thì bất kể nội dung nào cũng sẽ được lưu trữ trong não bộ chúng ta.

 

Tại sao đọc 100 quyển sách trong 1 năm nhưng vẫn không thể thành công như Mark Zuckerberg hay Bill Gates - Ảnh 4.

 

Nếu bắt gặp những cuốn sách hay, chúng ta thường đắn đo mình sẽ đọc bao nhiêu cuốn, nhưng điều quan trọng là ở chúng ta, liệu có thể đọc được bao nhiêu. Dưới đây là một vài mẹo để tìm được những cuốn sách chúng ta có thể đọc:

- Bắt đầu với tác phẩm kinh điển. Hãy chọn cuốn hay nhất trong số những cuốn hay nhất về chủ đề mà bạn quan tâm.

- Đừng quá nghiêm khắc với bản thân. Hãy đọc vì coi nó như một đặc quyền chứ không phải một nhiệm vụ. Đừng bắt bản thân phải đọc những cuốn sách mình không thích mà hãy đọc về chủ đề bạn cảm thấy thú vị từ những tác giả mà mình ngưỡng mộ.

- Lựa chọn kĩ càng. Đừng tự mình bắt mình phải mua một cuốn tiểu thuyết nào đó mà đang bán chạy nhất mà chọn đọc những chủ đề mà có liên quan và ảnh hưởng tới bạn.

- Đọc lại. Nếu muốn mở rộng kiến thức trong lĩnh vực nào đó, hãy đọc lại những thứ đã truyền cảm hứng tới bạn. Làm vậy còn hơn là đọc những thứ mới nhắc lại cùng một nội dung.

- Ghi chú. Chúng ta sẽ ghi nhớ thông tin tốt hơn nếu ghi chú bằng tay.

- Tham gia câu lạc bộ sách. Ở đó, chúng ta sẽ có cơ hội để trình bày quan điểm cá nhân cũng như nghe nhiều ý kiến về cuốn sách mình vừa đọc xong chẳng hạn, như vậy chẳng phải quá hấp dẫn sao.

Đọc sách thực sự là một điều kì diệu. Nó có tính dịch chuyển tức thời và thần giao cách cảm. Nó cho phép chúng ta lang thang khắp không gian và thời gian, đại dương và lục địa. Nó cho phép chúng ta tiếp cận bộ não của những người đáng kinh ngạc nhất trên trái đất, cảm nhận quá khứ và nhìn vào tương lai. Đọc chậm lại, đọc cẩn thận. Nhưng đừng đọc để làm cho mình cảm thấy giống những người thành công. Hãy đọc vì niềm vui, hạnh phúc.

 

 

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất