Lãi suất trên liên ngân hàng ổn định, dao động quanh mức 3%/năm với kỳ hạn qua đêm và 3,1%/năm với kỳ hạn 1 tuần. Chênh lệch lãi suất VND-USD duy trì ở mức 0,8%/năm.
Thị trường 1 cũng không có nhiều biến động, lãi suất huy động ổn định ở mức 4,1%-5,5%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, từ 5,5-7,55%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, 6,4-8,0%/năm với kỳ hạn 12 và 13 tháng.
Trái với sự yên ả ở Việt Nam, thị trường toàn cầu tuần qua trải qua đợt chao đảo do diễn biến lợi tức trái phiếu chính phủ của Mỹ. Chênh lệch lợi tức TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm và 2 năm đang thu hẹp tuy đóng cửa tất cả các phiên đều ở mức dương nhưng đã có thời điểm chuyển sang -1,1 điểm cơ bản (bps) (phiên giao dịch ngày 15/8); lợi tức giảm rất mạnh ở tất cả các kỳ hạn trong đó kỳ hạn 30 năm hiện đang ở vùng thấp nhất trong lịch sử.
Sau khi đã xuống thấp hơn kỳ hạn 3 tháng trong 3 tháng vừa qua, chênh lệch âm kỳ hạn 10 năm và 2 năm càng cho thấy xu hướng đảo ngược của đường cong lợi tức, thể hiện dự báo về sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Mỹ và toàn cầu. Đây là chỉ báo của 7/9 cuộc khủng hoảng kinh tế kể từ sau 1945. Dù nền kinh tế Mỹ hiện tại vẫn khá vững vàng nhưng rõ ràng sự bất ổn đang lan rộng trên toàn cầu đã tác động rất mạnh đến tâm lý giới đầu tư.
Tuy nhiên, theo phân tích của Credit Suisse dựa trên dữ liệu từ 1978 đến nay, khủng hoảng thường xảy ra sau diễn biến lợi tức đảo ngược trung bình là 22 tháng và trong giai đoạn 12 tháng đầu, thị trường chứng khoán vẫn mang lại lợi nhuận tốt (trung bình là 12%).
Làn sóng nới lỏng tiền tệ tiếp tục lan rộng, trong tuần qua, Mexico đã hạ lãi suất cơ bản từ 8,25% xuống 8%, đây là nước/vùng lãnh thổ thứ 15 hạ lãi suất kể từ đầu tháng 8 đến nay; xác suất FED hạ lãi suất trong tháng 9 hiện duy trì ở mức 100%.
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá giao dịch USD/VND trong tuần qua duy trì ổn định ở mức 21.150/23.270 VND/USD, tăng 5 đng/USD trên ngân hàng và 23.200/23.215 VND/USD, giảm 20 đng/USD trên thị trường tự do. Tỷ giá trung tâm tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm 18 đng/USD, lên mức 23.120 VND/USD – mức cao nhất từ trước tới nay và tiệm cận với tỷ giá mua vào 23.200 VND/USD của NHNN.
NHNN cũng tiếp tục mua vào ngoại tệ củng cố dự trữ ngoại hối. Ngun cung ngoại tệ giai đoạn tới vẫn khả quan nhờ các giao dịch bán vốn cổ phần, cán cân thương mại và FDI vẫn tích cực, thêm vào đó là mùa kiều hối cuối năm. Nhờ vậy, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn dao động quanh mức 23.200 VND/USD.
Trong khi đó, trên thị trường thế giới vẫn có nhiều biến động. Tuần qua, Trung Quốc đón nhận các thông tin kinh tế tháng 7 kém tích cực: tín dụng tăng trưởng yếu bất chấp các chính sách tiền tệ nới lỏng từ đầu 2018 của PBOC, sản lượng công nghiệp tăng thấp nhất kể từ 2002, doanh số bán lẻ sụt giảm mạnh.
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại với Mỹ tuần qua có phần dịu lại sau khi Mỹ thông báo nhóm các sản phẩm gí trị khoảng 155 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ được hoãn đánh thuế đến ngày 15/12 để giải tỏa áp lực cho một số doanh nghiệp trước mùa Giáng sinh, phần còn lại vẫn bị đánh thuế 10% từ 1/9. Đng CNY phục hi 0,28% lên mức 7,0429 CNY/USD.
Để kích thích nền kinh tế hơn nữa, Trung Quốc vừa bơm ra 400 tỷ CNY (tương đương 56,9 tỷ USD) kỳ hạn 1 năm, lãi suất 3,3%/năm theo cơ chế MLF nhằm hỗ trợ vốn để các NHTM đẩy mạnh cho vay các SMEs đng thời bơm qua thị trường mở khoảng 130 tỷ CNY (tương đương 18 tỷ USD). PBOC tái khẳng định sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng nhưng chúng ta chỉ có thể kỳ vọng Trung Quốc sẽ giảm thiểu những cú sốc trong xu hướng đng CNY yếu đi.
Mỹ tuyên bố ủng hộ Brexit không thỏa thuận và sẽ đẩy nhanh các thỏa thuận thương mại với Anh đã hãm lại đà giảm của GBP (đng tiền này hi phục 1% trong tuần qua), nhưng lại tăng thêm sự bi quan với triển vọng kinh tế EU khi mà trước đó đã đón nhận thông tin tăng trưởng âm trong quý 2/2019 của Đức – đầu tầu kinh tế của khu vực. Đng EUR giảm tới 0,98% hỗ trợ chỉ số DXY tăng trở lại mức 98.1. Tính từ đầu năm tới nay, EUR đã mất giá 3,3% so với USD, hiện ở mức 1,109 USD/EUR.