Ảnh minh họa (Ngun: VnExpress)
Kể từ đầu năm tới nay, thị trường tiền tệ thế giới đã trải qua hàng loạt những xáo động trước sự bùng phát của dịch COVID-19.
Ngay từ những ngày đầu năm, sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh đã khiến tâm lí trú ẩn rủi ro tăng cao, đẩy giá vàng lên mức đỉnh 7 năm. Ngược với qui luật vàng tăng thì USD giảm như thông thường, đng bạc xanh cũng liên tục tăng mạnh so với các đng tiền chủ chốt khác trong gần hết tháng 2 và có lúc chỉ số US Dollar Index (DXY) đã áp sát mốc 100 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 4/2017.
Diễn biến chỉ số USD Index trong 5 năm qua (Ngun: Bloomberg).
Trước đà tăng của USD, hàng loạt đng tiền của các nước châu Á và mới nổi đã mất giá mạnh. Tính từ đầu năm 2020 đến hết tháng 2, đng Rúp của Nga giảm 7,92%, Bath của Thái Lan giảm 5,97%, Won của Hàn Quốc giảm 3,82%, đây đều là những nền kinh tế chịu thiệt hại nặng nề do giá dầu, dịch vụ, du lịch giảm.
Trong bối cảnh đó, đng nhân dân tệ của Trung Quốc chỉ giảm 1,17% nhờ những nỗ lực kích thích nền kinh tế của Chính phủ và dấu hiệu dịch bệnh được kiểm soát.
Ngun: SSI Research
Bất chấp áp lực mất giá mạnh của một loạt đng tiền trong khu vực, tiền đng của Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định.
Theo đó, tính đến cuối tháng 2, tỷ giá trung tâm vào cuối tháng 2 tăng 28 đng (tương đương 0,12%) trong khi tỷ giá USD giao dịch tại các NHTM tăng mạnh hơn (67 đng, tương đương 0,3%); tỷ giá USD chợ đen tăng khoảng 90 đng, tương tăng 0,39%.
Như vậy, trong tháng 2, VND là một trong những đng tiền có diễn biến tốt nhất so với USD, chỉ đứng sau yen Nhật và franc Thụy Sĩ - hai đng tiền tăng giá so với USD.
Từ cuối tháng 2, đng USD bắt đầu lao dốc mạnh sau khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại Mỹ khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải khẩn cấp cắt giảm 0,5 điểm % lãi suất cơ bản để hỗ trợ nền kinh tế. Động thái của Fed và kì vọng của nhà đầu tư đã đẩy chỉ số DXY đã giảm xuống còn 94,895 điểm vào ngày 9/3, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2019.
Đà sụt giảm mạnh của USD đã giúp một loạt các đng tiền trong khu vực phục hi trở lại sau gần hai tháng giảm sâu như Bath Thái Lan (tăng 1,52% so với cuối tháng 2), Won Hàn Quốc (tăng 0,8%),…
Diễn biến các đng tiền trong tuần đầu tiên của tháng 3. (Ngun: SSI Research).
Chung xu hướng, đng VND cũng bắt đầu xu hướng tăng giá so với đng bạc xanh trong những ngày đầu tháng 3 khi được hỗ trợ mạnh bởi sự nới rộng chênh lệch lãi suất giữa VND và USD trên liên ngân hàng.
Ngun: SSI Research
Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 11/3, thị trường liên ngân hàng ghi nhận giá USD giao dịch giữa các thành viên rơi xuống dưới mức 23.175 VND, tức thấp hơn giá mua vào của nhà điều hành được niêm yết tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Đây là lần đầu tiên kể từ đầu năm, giá USD trên thị trường liên ngân hàng mới giảm mạnh, xuyên thủng mốc tham chiếu trên.
Trước đó, vào tháng 12/2019, sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm giá mua vào USD từ 23.200 VND xuống 23.175 VND thì giá USD liên ngân hàng cũng đã từng xuyên thủng mốc này, lúc đó nhà điều hành đã tiến hành mua vào một lượng lớn USD giúp VND không tăng giá quá mạnh so với đng bạc xanh đng thời nâng dự trữ ngoại hối lên mức kỉ lục gần 80 tỉ USD.
Thực tế, cung cầu ngoại tệ trong nước vẫn diễn biến ổn định trong suốt thời gian kể từ đầu năm đến nay khi kim ngạch xuất và nhập khẩu của Việt Nam 2 tháng qua vẫn tăng bất chấp rủi ro của dịch COVID-19 mang lại.
Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, lũy kế trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 1,8 tỉ USD, cao hơn 1,6 tỉ USD so với cùng kì năm trước. Đây là một yếu tố hỗ trợ tích cực cho tiền đng của Việt Nam trong giai đoạn thị trường tiền tệ thế giới liên tục biến động mạnh.
Bên cạnh đó, với lượng dự trữ ngoại hối đang ở mức kỉ lục như hiện tại, nhà điều hành hoàn toàn đủ khả năng can thiệp nếu thị trường có biến động.
Nhận định về xu hướng trong thời gian tới, Chứng khoán Bảo Việt cho rằng USD nhiều khả năng sẽ tiếp tục yếu đi, đồng nghĩa với tỷ giá USD/VND có thể tiếp tục giảm nhẹ trong thời gian tới do kì vọng về khả năng Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Đng quan điểm, Chứng khoán SSI nhận định các áp lực có thể gia tăng nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục xấu đi nhưng nhìn về dài hạn, các công cụ hỗ trợ ổn định tỷ giá vẫn còn nhiều dư địa và vì vậy chưa có cơ sở để lo lắng về sự mất giá của VND. Diễn biến tỷ giá 2020 sẽ vẫn trong tầm kiểm soát của cơ quan điều hành và tỷ giá nếu có được điều chỉnh thì cũng chỉ dao động quanh mức 1%.