Khách hàng hiện nay vẫn không có nhiều thông tin về tín dụng mua nhà, Nhất là thông tin về các gói vay và cách thức vay mua nhà, ví dụ như: Thế nào là vay tín chấp Thế nào là vay thế chấp ….Tôi xin giới thiệu qua về hai hình thức vay này.
Vay thế chấp là gì
Vay thế chấp được hiểu là dùng chính sản phẩm mình định mua làm tài sản để thế chấp với ngân hàng, với mua nhà thì chính căn nhà để mua nhà và các tài sản khác gắn liền với căn nhà. Trong thỏa thuận vay thế chấp, bạn (người đi vay) trao cho ngân hàng quyền sở hữu tài sản đó cho đến khi bạn trả hết tiền gốc và tiền lãi của khoản vay.
Nói một cách đơn giản, khi bạn vay thế chấp vay mua nhà, chính ngôi nhà đó được đem ra làm tài sản thế chấp. Trong trường hợp bạn không trả được nợ, ngân hàng có quyền tịch biên căn nhà để thanh lý cho khoản nợ của ngân hàng
Tên ngân hàng | Lãi suất (Năm) | Tỷ lệ vay/TSBĐ | Thời hạn vay |
ANZ | 8,4% (Khuyến mại) | 70% | 20 năm |
Vietcombank | 7,5% (Khuyến mại) | 70% | 15 năm |
HSBC | 7,5% (Khuyến mại) | 70% | 20 năm |
ACB | 7,5% | Lên đến 90% | 20 năm |
VIB | 7,9% | 80% | 20 năm |
MB | 8% | 70% | 20 năm |
VPBank | 7,99% | 70% | 25 năm |
SHB | 8,5% | 70% | 20 năm |
HDBank | 8% | 60% | 20 năm |
Vietbank | 9% | 85% | 15 năm |
VietaBank | 11% | 70% | 20 năm |
Mức lãi suất thông thường thấp nhất cho vay thế chấp mua bất động sản là của Ngân hàng Á Châu ACB: 7,5%. Ngoài ra ngân hàng này cũng rất ưu đãi trả nợ trước hạn rất thấp. Sau 2 năm khách hàng không phải mất phí trả nợ trước hạn mới món vay lớn. Hoặc chỉ 0,5% sau 2 năm. Từ năm thứ 4 trở đi chắc chắn miễn phạt trả nợ trước hạn.
Đa phần khách vay ngân hàng thường chỉ quan tâm đến số tiền được vay và số tiền phải trả góp hàng kỳ tính theo lãi suất hiện tại mà quên rằng ngân hàng sẽ thay đổi lãi suất theo định kỳ và việc theo dõi lãi suất sau điều chỉnh sẽ rất khó khăn cho khách hàng khi hầu như các ngân hàng đều không công bố lãi suất cho vay đang áp dụng
Vay tín chấp là gì
Tài sản thế chấp được đề cập ở đây là một tài sản hữu hình hoặc một bất động sản đầu tư. Khái niệm trên cho thấy, vay tín chấp không phải là việc cho vay không có bảo đảm mà cao hơn, tài sản bảo đảm là sự tín nhiệm giữa người cho vay (các ngân hàng, tổ chức tín dụng) và người vay, thông thường là các doanh nghiệp. Từ những phân tích trên, có thể thấy, vay tín chấp có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là, vay tín chấp không thể thực hiện được trong giai đoạn đầu của mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Để có được sự tín nhiệm, quan hệ vay – cho vay phải trải qua một thời gian nhất định.
Hai là, thế chủ động trong việc quyết định cho vay tín chấp thuộc về người cho vay. Bởi lẽ, khi và chỉ khi người cho vay có được độ tin cậy rất cao đối với người vay mới có thể quyết định cho vay tín chấp.
Ba là, người vay (các doanh nghiệp) đóng một vai trò to lớn trong quá trình tạo ra sự tín nhiệm để có thể vay tín chấp. Trong nhiều trường hợp, chính hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sự minh bạch của doanh nghiệp lại là nhân tố quyết định để ngân hàng và các tổ chức tín dụng quyết định cho vay tín chấp.
Bốn là, sự tín nhiệm (“tài sản” đảm bảo tiền vay) lại là loại tài sản vô hình, không thể đem đấu giá để thu hi vốn cho vay. Vì vậy, quyết định cho vay tín chấp của các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần đặc biệt cẩn trọng và vì vậy, khó khăn là lẽ đương nhiên.
Do vậy khi tìm đến ngân hàng để hỏi vay vốn bạn nên tìm hiểu kỹ những điều trên đây.