Tính đến cuối tháng 11 năm nay, tổng tiền gửi của các tổ chức và dân cư tại các tổ chức tín dụng đvào khoảng 6,748 triệu tỷ đng. Ảnh minh họa.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC), huy động vốn của nền kinh tế đến cuối tháng 11/2017 ước tính tăng 13,5% so với năm 2016, trong đó tiền gửi khách hàng tăng 12,5%; phát hành giấy tờ có giá tăng 38,2%. Huy động tiền đng ước tăng 14,7% so với cuối năm 2016, chiếm 90,2% tổng huy động; Huy động ngoại tệ ước tăng 3% so với cuối năm 2016. Huy động vốn có kỳ hạn tăng 14,9%, chiếm 80,8% tổng huy động.
Dữ liệu của chúng tôi có được từ Ngân hàng Nhà nước trong khi đó cho thấy, tiền gửi của nền kinh tế tại thời điểm cuối năm 2016 đạt 5,998 triệu tỷ đng. Như vậy, với mức tăng 12,5% so với cuối năm 2016, tổng tiền gửi của các tổ chức và dân cư tại các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 11 năm nay vào khoảng 6,748 triệu tỷ đng.
Trong khi huy động vốn tăng trưởng tương đối ổn định thì tăng trưởng tín dụng trong tháng 11 có sự vượt bậc, tăng 2,8% so với tháng 10 và tăng 15,3% so với đầu năm – thấp hơn một chút so với mức tăng cùng kỳ năm ngoái là 15,6%. Trong đó đặc biệt tín dụng tiêu dùng hiện có đà tăng trưởng rất cao khoảng 59% so với đầu năm.
Tuy tín dụng có dấu hiệu tăng trưởng nhanh hơn so với tốc độ tăng huy động vốn nhưng theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia thì thanh khoản của hệ thống ngân hàng nhìn chung vẫn ổn định. Thanh khoản hệ thống đang được hỗ trợ lớn từ việc NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ và cung ứng tiền ròng khoảng gần 124 nghìn tỷ đng từ đầu năm đến nay. Tỷ lệ tín dụng/ huy động (LDR) bình quân của hệ thống đạt khoảng 86,9%, tăng nhẹ so với mức 85,6% cuối năm 2016.
Tiền đang chảy vào ngân hàng nào nhiều nhất
Theo số liệu từ Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm của các ngân hàng thương mại, ngoại trừ Techcombank, đa số các ngân hàng đều có khoản tiền gửi từ khách hàng tăng trưởng dương.
Ngun: BCTC các Ngân hàng
Huy động tiền gửi chủ yếu tập trung ở nhóm Ngân hàng quốc doanh. Dù lãi suất không cao so với hệ thống nhưng với ưu thế về thương hiệu, uy tín và mạng lưới chi nhánh giao dịch nhiều nên nhóm ngân hàng ngày thu hút được lượng tiền gửi rất lớn. Riêng tiền gửi ở 3 ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank đã chiếm tới 34% tiền gửi khách hàng của toàn bộ hệ thống.
Không chỉ có lượng tiền gửi khách hàng lớn, tăng trưởng huy động tiền gửi tại ba ngân hàng lớn BIDV, Vietcombank và Vietinbank cũng thuộc vào nhóm các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, với Vietcombank đạt tới 16,5%, của BIDV và Vietinbank lần lượt là 13,4% và 12,3%.
Một số ngân hàng TMCP khác có tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi cao có thể kể đến như SCB với 20%, SHB 16%, ACB 13%, …