Theo đó, các ngân hàng được yêu cầu hạn chế tập trung vốn cho vay vào lĩnh vực bất động sản, xây dựng, xem xét cân đối ngun vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng phải thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp.
Đối với lĩnh vực vay tiêu dùng, để hạn chế rủi ro phát sinh, các ngân hàng cần kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt h sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn.
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước lưu ý các nhà băng phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn, rà soát kỹ những trường hợp cho vay tiêu dùng nhưng thực ra là để đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán.
Các ngân hàng được yêu cầu kiểm soát chặt ngun vốn vào bất động sản,
chứng khoán và tiêu dùng. Ảnh: T.L.
Đng thời, tốc độ tăng cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán cũng cần được kiểm soát chặt chẽ để hạn chế rủi ro và đảm bảo phù hợp với các quy định tại Thông tư số 1 (thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng) và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng cần chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực ưu tiên, đó là: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng cần được kiểm soát chặt chẽ theo đúng chỉ tiêu mà Ngân hàng Nhà nước giao đng thời phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước.
Việc mở rộng tín dụng phải đảm bảo luôn đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng cường công tác thẩm định, giám sát sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần nhắc nhở các ngân hàng việc kiểm soát vốn vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, đặc biệt trong thời điểm các lĩnh vực này tăng trưởng quá nóng như trong thời gian qua. Theo đó, tín dụng cho vay tiêu dùng thậm chí tăng gần 60% trong năm 2017.
Các chuyên gia cũng từng đưa ra nhiều cảnh báo về việc nếu không quản chặt chất lượng tín dụng và thực hiện những biện pháp nhằm ổn định lãi suất thì việc nới tăng trưởng tín dụng có thể làm phát sinh nợ xấu. Nguyên nhân là vì tiền sẽ chảy vào những lĩnh vực không mong muốn, trong đó chủ yếu là chứng khoán, bất động sản hoặc cho vay tiêu dùng.
Cảnh báo tình trạng các Ngân hàng "lách" cho vay bất động sản khi đưa các khoản cho vay sửa chữa nhà ở và mua nhà ở vào cho vay tiêu dùng trước đó cũng đã được Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nêu trong báo cáo kinh tế kỳ tháng 5/2017.