Tín dụng đổ vào xây dựng và bất động sản giảm nhẹ so với năm 2016. Ảnh minh họa
Báo cáo nêu rõ, tín dụng (bao gm trái phiếu doanh nghiệp) 10 tháng đầu năm 2017 ước tăng khoảng 13,5% so với cuối năm 2016. Trong đó, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn giảm còn tỷ trọng tín dụng ngắn hạn lại tăng. Cụ thể, nếu tín dụng cuối năm 2016 chiếm 55,1% thì cùng kỳ năm 2017, tín dụng trung và dài hạn ước chiếm 53,7% tổng tín dụng, giảm 1,7%. Ngược lại, tín dụng ngắn hạn cuối năm 2016 là 44,9% thì cùng kỳ năm 2017, con số này là 46,3%, tăng 1,4%.
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đánh giá, nhìn vào bức tranh tín dụng 10 tháng qua có thể thấy cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh tế có chuyển biến tích cực. Chẳng hạn, tỷ trọng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 9,9%, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2016; trong khi đó, tỷ trọng tín dụng vào hoạt động kinh doanh bất động sản và xây dựng là 15,5%, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Cũng theo cơ quan này, tín dụng tiêu dùng trong năm nay vẫn tiếp tục đà tăng mạnh từ đầu năm. Điều này phù hợp với những xu hướng gia tăng cầu tiêu dùng của nền kinh tế. Ngoài ra, so với cuối năm 2016, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng khoảng 58,6%.
Riêng tại Tp.HCM, theo thông tin từ Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM Nguyễn Hoàng Minh, tính đến đầu tháng 11 vừa qua, tín dụng trên địa bàn Tp.HCM ghi nhận mức tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, tín dụng bất động sản hiện chiếm 10,8% trên tổng dư nợ (khoảng 180.000 tỷ đng) và tăng khoảng 11,2% so với thời điểm đầu năm. Con số này cũng thấp hơn so với bình quân tín dụng của năm 2015 và năm 2016 cộng lại (chiếm tỷ trọng 11,7%).