Theo Oxford Economics, thị trường nhà ở đang hết sức nhạy cảm ở Australia, Hong Kong, Thụy Điển và Canada. Trong lịch sử, điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế.
Adam Slater – nhà kinh tế học tại Oxford Economics từng lưu ý rằng, thị trường nhà ở đã trong giai đoạn bùng nổ khá lâu tại 4 quốc gia. Nhà ở được định giá cao khiến mức nợ tăng theo và tỷ lệ nợ theo lãi suất thả nổi tăng đáng kể.
Tại các thị trường chính như Mỹ, Đức, Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản, rủi ro hạn chế hơn. Bên cạnh đó, ở hầu hết các nền kinh tế, tỷ lệ thế chấp tăng không đáng kể, thậm chí còn giảm trong một vài thời điểm.
Ở các thành phố lớn của Australia, giá nhà ở giảm gần 3% trong năm qua tính đến tháng 8/2018. Thị trường nhà ở Sydney có mức giảm tới 5,6%. Trong khi đó, trong những tuần gần đây 3 trên 4 ngân hàng lớn của nước này đã tăng lãi suất thế chấp. Lý do được các ngân hàng này đưa ra là bởi chi phí huy động vốn tăng. Đng thời, lãi suất chính thức của ngân hàng trung ương Australia cũng ở mức thấp kỷ lục.
Oxford Economics đã so sánh thị trường các nước OECD từ những năm 1970 đến năm 2013 cho thấy một mối liên hệ tiêu cực. Trong giai đoạn 1970 – 2013, định giá nhà ở đã tăng 35% hay cao hơn mức trung bình dài hạn. 5 năm tiếp theo, giá nhà thực tế đã giảm tới 75%.
Theo Adam Slater, điều này chứng tỏ giá nhà ở nhiều nước OECD sẽ tăng trưởng bất ổn và tiêu cực trong vài năm tới. Theo đó, phạm vi tăng giá nhà sẽ rất hạn chế tại các thị trường đang được định giá cao.
Nghiên cứu cũng cho thấy sự thay đổi về giá nhà ở có thể tác động đáng kể đến hoạt động kinh tế.
“Đối với các nước G7, chi tiêu của người tiêu dùng và giá nhà thực tế từ năm 1997 có quan hệ tích cực, dù có thể suy yếu trong những năm gần đây”, ông Slater nói.