Lý do thứ nhất: Địa hình của Thục Hán hiểm trở và dễ khiến người ta khinh suất!
Địa hình của Thục Hán nhiều núi cao hiểm trở, dễ thủ khó công. Nếu cứ ở trong địa thế như này thì lâu dần sẽ dễ khiến người ta trở nên buông lỏng, khinh suất, nghĩ rằng Thục Hán dễ thủ khó công nên kẻ thù căn bản là không tấn công vào được, về lâu về dài thì khí thế cũng sẽ nguội dần.
Hơn nữa, vào thời điểm đó, vì Quan Vũ sơ ý làm mất Kinh Châu, "chiếc cổng" của Thục Hán đã bị cướp mất, nếu cứ ở trong tình trạng bị bao vây một thời gian dài thì sụp đổ chỉ là vấn đề một sớm một chiều, hơn nữa, việc Bắc phạt có thể khiến cả Thục Hán đng lòng, "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", rất có thể nhuệ khí này sẽ khiến Thục Hán vùng lên thống nhất thiên hạ.
Phần lớn Trung Quốc khi trải qua Tam quốc loạn thế thì dân số đều giảm mạnh, kinh tế xã hội cũng bị tổn hại nghiêm trọng. Từng có một vị đại thần nước ngụy viết trong sách rằng dân số của Ngụy còn không đông bằng dân số một quận của Trung Quốc trong của thời kỳ thịnh vượng của nhà Hán. Nếu Thục Hán không muốn bị diệt vong thì chỉ có một cách là bước ra khỏi vùng đất Ba Thục, nhân lúc Trung Nguyên đang suy yếu giành lấy địa bàn, nếu đợi Tào Ngụy vực dậy lại được thì chuyện diệt Thục Hán là chuyện ván đã đóng thuyền.
Lý do ba: Lòng người dễ đổi
Sở dĩ Lưu Bị có thể đặt được nền móng trong giữa một thế Tam Quốc hỗn loạn như vậy là nhờ vào thân phận hoàng thúc muốn khôi phục lại ngọn cờ Hán thất của mình, nhưng đối với bách tính mà nói, thiên hạ là của ai không phải là điều quan trọng, điều quan trọng là họ có cái ăn cái mặc. Nếu Tào Ngụy tiêu diệt Đông Ngô, chiếm toàn bộ Trung nguyên, đối mặt với Tào Ngụy hùng mạnh như vậy, liệu ai còn có lòng dạ theo Thục Hán