Rất nhiều chủ đầu tư băn khoăn trước, trong và thậm chí cả sau khi thiết kế kiến trúc, nội thất và thi công xây dựng công trình. Sau ri thì họ sẽ tặc lưỡi, hoặc là kệ, hoặc là không biết nội tình công việc thiết kế và thi công xây dựng nên bỗng dưng mất tiền oan, thậm chí là một số tiền không nhỏ mà còn mang bực dọc vào người...
Tất cả đều có nguyên tắc, quy trình, cách thức, cách tính trong việc tư vấn thiết kế và thi công xây dựng. Bỏ ra một chút thời gian tìm hiểu là bạn sẽ tránh không bị mất tiền vô lý, khoản tiền đó ta dùng làm việc khác có ích hơn và xứng đáng hơn.
Bài viết của tác giả, Kiến trúc sư Nguyễn Đình Quý, chia sẻ trên website: batdongsan386.com (Cty xây dựng QND)
Hotline: 091 777 83 83 - 0123 4190 567
----------------------------------------------------------------------------
KINH NGHIỆM 1: CÁCH TÍNH SỐ M2 SÀN XÂY DỰNG
Cảnh báo mất tiền, nhiều tiền nếu không biết cách tính số m2 sàn xây dựng nhà ở.
Ví dụ: Khi bạn xây nhà mới, bạn thuê nhân công hết khoảng hơn 1 triệu/m2; hoặc bạn thuê trọn gói với mức đầu tư 5 triệu/m2. Nếu bạn không biết cách tính khối lượng thì:
- Với mỗi m2 nhân công, bạn mất 1 triệu. 10m2 nhân công bạn mất 10 triệu
- Với mỗi m2 đầu tư trọn gói, bạn mất 5 triệu => 10m2 bạn mất 50 triệu...
Trong trường hợp bạn không biết cách tính, ri lại xảy ra tranh cãi với nhà thầu xây dựng hoặc đơn vị thi công thì thật rắc rối phải không Chúng ta không muốn bị tính dôi ra, nhưng cũng không thể để thiệt cho đối tác xây dựng.
Vậy cách tính khối lượng sàn xây dựng như thế nào
Theo các bạn, một ngôi nhà phố kiến trúc sàn như sau thì tính tổng khối lượng m2 sàn xây dựng như thế nào
- Diện tích đất, mặt tiền 5m x chiều sâu 10m
- Xây 1 lửng khoảng 5mx6m cộng với 4 tầng và 1 tum
- Ban công mặt tiền tầng 2,3,4 đua ra 1m
- Mái tum BTCT kích thước 5mx7m
- Không đổ sàn kho trên wc
- Móng băng đơn thuần
Rất đơn giản và chính xác:
- CHỖ NÀO Đ BÊ TÔNG THÌ TÍNH M2 SÀN THEO CHỖ ĐÓ!
Cụ thể, tính theo diện tích đổ bê tông:
+ Móng: tính 30-50% (móng băng đơn thuần)
+ Sàn tầng: tính 100%
+ Sàn lửng: tính 50%
+ Sàn kho trên wc: tính 50%
+ Mái tum phẳng: tính 100%
+ Mái tum dạng chéo, vát lợp ngói: tính 150%
+ Mái tôn: 0%
Như vậy, với ví dụ trên thì tổng diện tích sàn xây dựng sẽ bằng 295m2, như sau:
+ Móng: 50/2=25m2 (hoặc 50/3-tùy kiểu móng)
+ Sàn lửng: 30/2=15m2
+ Sàn tầng 2,3,4,5 đua ban công thêm được 5m2: 55x4=220m2
+ Mái tum phẳng: 35m2
TNG: 295m2
Bạn đã xây nhà liệu có tính đúng theo cách trên hay không Nếu bạn chuẩn bị xây nhà, hãy ghi nhớ cách tính này, chúng ta sẽ rất chủ động kiểm soát tình hình phải không
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
KINH NGHIỆM 2: CÁCH TÍNH SỐ M DÀI TỦ BẾP
Cảnh báo lại mất tiền nếu không biết cách tính số m dài tủ bếp.
Tủ bếp dạng thẳng thì dễ tính ri, nhưng còn tủ bếp dạng phổ biến hơn là hình chữ “L” thì cách tính khối lượng chiều dài tủ bếp thế nào
Tôi có một người khách hàng, than thở rằng vừa làm một cái tủ bếp nhưng chất lượng tệ quá nên thôi không làm các hạng mục khác, nhờ bên Cty QND của tôi tư vấn thêm.
Khoan nói về chất lượng sản phẩm nhưng khi biết được cách thức làm việc giữa người khách hàng này và đơn vị lắp đặt tủ bếp kia tôi mới thấy rõ ràng là người khách hàng bị MẤT TIỀN vì cách tính khối lượng chiều dài tủ bếp, ví dụ như hình dưới:
- Đơn vị lắp đặt tủ bếp báo tổng cộng là 5m chiều dài bàn bếp dưới và tủ bếp trên cũng là 5m, và nói là đo theo chiều dài áp tường, như vậy thực tế là người khách hàng đã mất 0.6m chiều dài bàn bếp dưới và 0.35m chiều dài tủ bếp trên vì:
- Khối lượng thực tế chỉ có 4.4m bàn bếp dưới và 4.65m tủ bếp trên (bàn bếp dưới rộng 60cm, và tủ bếp trên rộng 35cm)
- Như vậy, nếu đơn giá mỗi m chiều dài bàn bếp dưới khoảng 3.5 triệu/m thì ít nhất người khách hàng này đã mất 2.1 triệu cho 0.6m chiều dài
- Và nếu tủ bếp trên khoảng 3 triệu/m thì đã mất hơn 1 triệu cho 0.35m chiều dài
Như vậy sơ bộ là người khách hàng đã mất hơn 3 triệu vì không để ý cách tính khối lượng chiều dài tủ bếp... Chưa kể đến cách tính khối lượng các phụ kiện...
Vì vậy, hãy đề nghị nhà cung cấp phân tích rõ cách tính chiều dài tủ bếp để bạn không bị mất tiền.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
KINH NGHIỆM 3: CÁCH NHẬN BIẾT MỘT NHÀ THẦU XÂY DỰNG TỐT
Có 11 kinh nghiệm hay để giúp bạn nhận biết được nhà thầu tốt, nhà thầu tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền. Nhà thầu không tốt sẽ làm bạn mất tiền.
Trải qua nhiều năm kinh nghiệm xây dựng cải tạo nhà ở, cửa hàng, văn phòng các loại... Tôi thấu hiểu được những nỗi "SỢ HÃI" của chủ nhà ngay trước khi có dự định xây nhà và trước khi lựa chọn nhà thầu để "gửi gắm" tổ ấm của mình.
Những nỗi sợ hãi thường gặp đó là:
- Sợ chọn nhầm nhà thầu xây dựng không tốt
- Sợ nhà thầu không có tâm, không có tài
- Sợ nhà thầu ăn bớt vật tư, rút ruột công trình
- Sợ chậm tiến độ
- Sợ làm nhà qua 2 năm
- Sợ nhà thầu làm ẩu, sửa đi sửa lại
- Sợ nhà thầu bỏ của chạy lấy người....
- Sợ, sợ và sợ...
Trên đây là những nỗi "SỢ HÃI" phổ biến và rất bình thường của những gia chủ chưa 1 lần va vấp hoặc ít kinh nghiệm xây dựng sửa chữa nhà.
Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn được nhà thầu xây dựng tốt
Cũng không dễ nhưng cũng không hề khó nếu các bạn biết bản chất nghề xây dựng 1 chút. Tôi xin được chia sẻ một vài kinh nghiệm như sau:
Trước hết, với tư cách chủ nhà:
- Bạn phải dành ra quãng thời gian 1-2 tháng trước khi chuẩn bị xây nhà để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến xây dựng.
- Tham khảo người thân, những người đã từng xây nhà để biết và tránh những sai sót họ đã trải qua.
- Bạn cũng phải học cách xem và đọc dự toán chi phí xây dựng để nắm được lượng tiền đầu tư vào công trình của mình
- Nên chuẩn bị một giám sát bên A, có thể là người quen có trình độ giám sát hoặc thuê bên thứ 3...
- Lựa chọn 1 trong 3 hình thức thi công là: 1) Thuê chỉ nhân công xây dựng. 2) Thuê xây dựng phần thô. 3) Thuê trọn gói "Chìa khóa trao tay". Theo kinh nghiệm của nhiều người thì hình thức thứ 3 là phương án tối ưu nhất cho gia chủ nào không có nhiều thời gian và ít kinh nghiệm trong việc thi công xây dựng. Bên cạnh đó, hình thức chìa khóa trao tay này thậm chí còn không mất thời gian nhiều và ít tốn kém hơn so với những gì mọi người hay nghĩ... Chúng ta sẽ bàn về lý do tại sao trong một bài viết khác...
Bây giờ là nội dung chính, KINH NGHIỆM LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG TỐT:
1. Có tính THỰC TẾ cao: công trình thực tế, đánh giá uy tín, bằng chứng xác thực. Bạn có thể đi thăm 1 vài công trình họ đã làm hoặc đang làm.
2. Cơ sở PHÁP LÝ và tư cách pháp nhân đầy đủ như Giấy ĐKKD, chứng chỉ hành nghề...
3. Cơ sở làm việc CHUYÊN NGHIỆP như văn phòng giao dịch, chỗ ăn ở công nhân...
4. Người đứng đầu hoặc đại diện nhà thầu nên là người có TÂM, có TÀI và NHIỆT TÌNH: qua vài lần gặp gỡ, trao đổi công việc bạn có thể phần nào hiểu được tính cách cũng như con người họ.
5. Cung cấp được đầy đủ thông tin về: thiết kế, vật liệu, kỹ thuật thi công, tiến độ, bảo hành...
6. Dự toán rõ ràng, chi tiết từng hạng mục (đây là lý do bạn phải học cách đọc dự toán)
7. Giá cả hợp lý, không có cái gì là ngon-bổ-rẻ, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Hãy coi chừng những bảng chào giá quá thấp.
8. Hợp đng thi công rõ ràng: mô tả công việc, chủng loại, quy cách, đơn giá, khối lượng, thành tiền, lưu ý, tiến độ thanh toán, tiến độ thi công, chế độ bảo hành, thưởng phạt hợp đng... Đề nghị cung cấp hợp đng mẫu, từ đây bạn có thể hình dung được những ràng buộc 2 bên.
9. Thanh toán theo tiến độ công trình, không thanh toán theo thời gian định kỳ hàng tuần, hàng tháng...
10. Thời gian bảo hành tốt, vượt trội so với các đơn vị khác
11. Nhà thầu không có quá nhiều công trình 1 lúc, vì nhiều công trình sẽ phải chia rải rác thợ, những người thợ giỏi phải chia đều cho nhiều công trình...
Trên đây là một vài kinh nghiệm các bạn có thể áp dụng để tìm cho công trình của mình một nhà thầu tốt, uy tín, tận tâm và minh bạch...
Chúc các bạn có được tổ ấm như ý!
-------------------------------------------------