Giếng trời có bản chất là một cái ống nên âm thanh truyền rất vang. Vì vậy, để tránh làm phiền người khác và đảm bảo riêng tư, gia chủ không nên làm các mặt tường trong giếng trời quá phẳng và trơn. Một số mảng nhám, sần từ đá ốp, gạch trần, gạch thẻ sẽ giúp tiêu âm hiệu quả. Đây còn là một cách để trang trí khu thông tầng.
Nắng mùa hè tại nhiều vùng rất gắt nên để tránh ánh nắng buổi trưa chiếu thẳng xuống giếng trởi, gây chói lóa, làm hỏng các đ nội thất trong nhà, chủ nhà nên lắp rèm dưới mái giếng trời để điều tiết ánh sáng.
Khi thiết kế giếng trời, chủ nhà nên lưu ý để tránh phản tác dụng. Ảnh minh họa: Hà Thành.
Khu thông tầng có chiều sâu hun hút nên để đảm bảo an toàn, chủ nhà phải làm phần ngăn cách với giếng trời. Lan can nên có chiều cao và khoảng cách khe hở phù hợp, đặc biệt nếu nhà có trẻ nhỏ.
Nhiều gia đình không làm mái cho giếng trời để lấy gió và nước mưa cho vườn cây phía dưới. Nếu không làm mái thì chủ nhà phải thiết kế phần thoát nước dưới đáy giếng thật tốt. Phần sàn phải đủ rộng và được che chắn xung quanh.
Nhiều gia đình làm giếng trời rộng, cao và trang trí nhiều chi tiết như đèn, cây treo. Do đó, nếu có sự cố và phải thay thế, chủ nhà sẽ phải lắp giàn giáo để thay. Việc chăm sóc cây hay lau chùi các bức tranh cũng rất khó khăn.
Nếu dưới giếng trời là nơi đi lại, sinh hoạt thì bạn không nên treo đèn, chậu cây quá nặng ở phía trên.