Những lưu ý khi sử dụng gạch trần trang trí nhà ở

16/02/2019 ,18:45
Với độ bền cao, dễ kết hợp tạo hình cùng màu đỏ bắt mắt, gạch trần (hay gạch mộc, gạch đất nung) không chỉ được sử dụng trong phạm vi tạo khối kiến trúc mà đã trở thành chất liệu tuyệt vời trong thiết kế, trang trí nhà ở hiện đại.

Với độ bền cao, dễ kết hợp tạo hình cùng màu đỏ bắt mắt, gạch trần (hay gạch mộc, gạch đất nung) không chỉ được sử dụng trong phạm vi tạo khối kiến trúc mà đã trở thành chất liệu tuyệt vời trong thiết kế, trang trí nhà ở hiện đại.

 

su-dung-gach-tran.jpg

Những lưu ý khi sử dụng gạch trần trang trí nhà ở

 

Gạch trần được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc từ hàng ngàn năm nay và có vị trí vững chắc tưởng chừng như không thể thay thế bởi mọi công trình đều được khởi tạo từ những viên gạch. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà gạch trần mộc ở bất cứ nơi đâu trên khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, có một giai đoạn, gạch mộc không còn được sử dụng nhiều như trước do sự xuất hiện của các vật liệu hiện đại hơn, bền vững hơn. Bên cạnh đó, gạch mộc cũng bộc lộ yếu điểm như cần được trùng tu thường xuyên để kéo dài tuổi thọ và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Vài năm trở lại đây, bên cạnh những vật liệu truyền thống như tre nứa, gạch trần đã hi sinh mạnh mẽ, vượt ngoài phạm vi tạo hình kiến trúc và được sử dụng rộng rãi trong thiết kế, trang trí nhà ở theo cách thức độc đáo, sáng tạo hơn. Đây vừa là yếu tố quan trọng tạo nên kết cấu vững chắc cho công trình, vừa là phương tiện trang trí, kiến tạo không gian sống ấm áp, mộc mạc và rất Việt Nam.

Khi được sử dụng với mục đích trang trí nhà ở, gạch được để trần, không trát. Trong quá trình xây dựng, người công nhân chỉ cần xây theo mạch vữa hay theo các bố cục nhất định mà không cần thực hiện công đoạn trát.

 

su-dung-gach-tran-1.jpg

Gạch trần tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho kiến trúc nhà ở

 

Ưu điểm khi sử dụng gạch trần

 

  • Làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình

So với các loại gạch khác, gạch trần có kích thước vừa phải, kiểu dáng vuông vắn, không có họa tiết, màu sắc không quá sặc sỡ nhưng rất bắt mắt. Đặc biệt, gạch trần dễ kết hợp với nhau theo các bố cục nhất định tạo nên diện mạo ấn tượng.

  • Độ bền cao

Ưu điểm vượt trội tiếp theo của việc sử dụng gạch trần so với các loại gạch xây dựng khác chính là loại gạch này có độ bền khá cao, khả năng chịu lực cao đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng xây dựng cũng như nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư. Bên cạnh đó, gạch trần có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt góp phần kiến tạo không gian sống tiện nghi và thoải mái.

  • Tiết kiệm chi phí xây dựng

Giá thành gạch trần rẻ hơn nhiều so với một số loại vật liệu khác. Cùng với đó, quá trình thi công bỏ qua công đoạn trát khi sử dụng gạch trần giúp chủ đầu tư tiết kiệm được một khoản chi phí mua nguyên liệu, chi phí nhân công trát tường, chi phí sơn nhà và thời gian thi công. Đây là một trong những lý do tạo nên sức hút cho gạch mộc không sơn trát so với các loại gạch khác hiện nay.

Cuối cùng, khi xây nhà bằng gạch trần, bạn sẽ không cần tốn thời gian, tiền bạc và công sức để xử lý các vết nứt tường bê tông xuất hiện sau một thời gian dài do thấm dột, ẩm ướt.

 

su-dung-gach-tran-2.jpg

Sử dụng gạch trần cần nhiều kỹ thuật

 

Kỹ thuật xây gạch trần đảm bảo thẩm mỹ và độ bền

 

Kỹ thuật sử dụng gạch trần, không sơn trát đòi hỏi tính tỉ mỉ, cẩn thận bởi trong quá trình xây, chỉ cần một chi tiết cẩu thả cũng làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của toàn bộ ngôi nhà. Kỹ thuật xây gạch trần được gói gọn như sau: “Ngang bằng, đứng thẳng, mặt phẳng, góc vuông, mạch không trùng, khối xây đặc chắc, mạch đầy, đều và đẹp”. Cụ thể:

- Khối xây gạch chỉ chịu lực tốt theo phương thẳng đứng. Hạn chế xây nghiêng lệch hay méo mó để tránh làm giảm khả năng chịu lực của tường gạch.

- Đảm bảo khối xây vuông vức, bằng phẳng để tăng tính thẩm mỹ, đng thời giúp giảm nguyên vật liệu và nhân lực ở công đoạn sơn (nếu có).

- Khi xây nhà sử dụng gạch trần, cần tránh hiện tượng trùng mạch (mạch của các hàng gạch trên – dưới trùng nhau) để đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ cho công trình. Mạch dọc có thể trùng tới 4-5 hàng nhưng tuyệt đối không được trùng mạch ngang. Nhằm tăng độ bền cho tường và tránh hiện tượng trùng mạch, người ta thực hiện kỹ thuật khóa mạch như sau: Cứ 3 đến 5 hàng gạch dọc thì sẽ có 1 hàng gạch ngang.

- Trong tạo khối kiến trúc với gạch trần, viên gạch ngang phải là gạch đặc (gạch đinh) để tránh hiện tượng tụt đinh và tăng khả năng chống thấm cho tường.

- Nếu không thể dùng gạch ngang để khóa mạch, có thể sử dụng thép nhằm tăng cường sự liên kết giữa các hàng gạch.

- Với tường bao 220cm, hàng gạch cuối cùng luôn luôn quay ngang để phân phối lại mạch xây, đng thời chia tải trọng đều sang hai bên.