Tối ưu thiết kế nhà hẹp trước yêu cầu quy hoạch ngặt nghèo

10/12/2019 ,16:28
Đối đầu với những yêu cầu quy hoạch ngặt nghèo, KTS phải hoàn thiện thiết kế nhà hẹp này sao cho kịp tiến độ. Nhờ kỹ năng khéo léo của KTS, giúp gia chủ đưa ra hướng giải quyết mà ít ai ngờ đến.

Đối đầu với những yêu cầu quy hoạch ngặt nghèo, KTS phải hoàn thiện thiết kế nhà hẹp này sao cho kịp tiến độ. Nhờ kỹ năng khéo léo của KTS, giúp gia chủ đưa ra hướng giải quyết mà ít ai ngờ đến.

 

toi-uu-thiet-ke-nha-hep-truoc-yeu-cau-quy-hoach-ngat-ngheo-6.jpg
Tối ưu thiết kế nhà hẹp trước yêu cầu quy hoạch ngặt nghèo

 

Giải pháp đối đầu với những yêu cầu quy hoạch ngặt nghèo

 

Ở Nhật, Luật Dân sự có những quy định nghiêm ngặt trong việc xây dựng nhà ở dân cư. Họ yêu cầu người dân phải có khoảng cách giữa hai vách tường tối thiểu là 0,5 m để nới giãn mật độ nhà ở. Như vậy, mỗi căn nhà sau khi hoàn tất xây dựng phải xác định sẽ bị mất ít nhất 1 m chiều rộng. Điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến diện tích nhà khi phải tuân thủ yêu cầu nhà nước đưa ra.

 

toi-uu-thiet-ke-nha-hep-truoc-yeu-cau-quy-hoach-ngat-ngheo-2.jpg

Hai nhà liền kề đều phải được xây dựng cách nhau 0,5 m để nới lỏng mật độ xây dựng

 

Ngôi nhà House in Itami - là một trong những thiết kế nhà hẹp, được xây trên khu đất nhỏ, nhiều nhà san sát nhau. Vì thế, để hoàn thiện ngôi nhà theo mong muốn, gia chủ đã phải nhờ đến KTS tài ba để giải bài toán khó này. Điều mà các KTS gặp khó khăn không chỉ bố trí không gian sống sao cho đầy đủ tiện nghi trên diện tích đất eo hẹp. Ngoài ra, các KTS phải làm sao hoàn thành xây dựng kịp tiến độ quy hoạch và tận dụng tối đa những khoảng đất trống bên cạnh ngôi nhà.

 

toi-uu-thiet-ke-nha-hep-truoc-yeu-cau-quy-hoach-ngat-ngheo-3.jpg

Khoảng đất bị bỏ trống theo yêu cầu của luật Dân Sư

 

Để tận dụng 1m chiều rộng đất của hai bên nhà, KTS cùng gia chủ đã đưa ra một quyết định táo bạo, họ sẵn sàng thụt vào 0,4m đất nữa để xây hành lang ngoài trời ở bên hông nhà. Điều này giúp ngôi nhà có thêm khoảng không gian bên hông rộng đến 1,4 m. Có lẽ nhờ sự may mắn, mà hàng xóm cũng đã tán thành cùng gia chủ xây nhà theo kế hoạch này. Chiếc ban công này là nơi sinh hoạt của gia đình, nơi giao lưu với hàng xóm láng giềng, cùng ngi trò chuyện mỗi tối hay đơn giản là nơi cho bọn con nít vui đùa với nhau.

toi-uu-thiet-ke-nha-hep-truoc-yeu-cau-quy-hoach-ngat-ngheo-4.jpg

Hành lang chung của hai gia đình

 

Thiết kế không gian sống phù hợp với diện tích đất eo hẹp

 

Phía bên ngoài ngôi nhà gần như đã được giải quyết ổn thoả theo đúng yêu cầu quy hoạch. Đội ngũ KTS bắt đầu giải quyết bên trong, bố trí không gian sống với chiều rộng chỉ 3,4. Dường như thiết kế nhà hẹp không còn là bài toán khó nữa vì chiều dài ngôi nhà đến 9,6 m. Vì vậy, KTS tập trung phương án phát triển ngôi nhà theo chiều cao với thiết kế 3 tầng thông thoáng.

 

KTS đưa ra giải pháp vô cùng thông minh, đó là phân chia độ cao mỗi tầng khác nhau. Cụ thể, tầng 1 có độ cao trần nhà lên đến 3,3 m giúp cho không gian rộng rãi, thoáng đãng hơn. Khu vực tầng 1 được bố trí dành cho không gian sinh hoạt chung: Phòng khách, bàn ăn, gian bếp. Bên cạnh đó, KTS còn sử dụng sàn lót dạng nâng, mang đậm nét truyền thống Nhật Bản. Tiếp đến là khu vực tầng trệt và tầng 3 chỉ cao 2,4 và 2,5 m, đủ cho không gian riêng tư của mỗi thành viên trong gia đình. Còn độ cao trần tầng trệt và tầng 2 chỉ là 2,4m và 2,5m, đủ cho không gian sống riêng tư của gia chủ.

toi-uu-thiet-ke-nha-hep-truoc-yeu-cau-quy-hoach-ngat-ngheo-8.jpg

Không gian bếp và bàn ăn ấm cúng

 

toi-uu-thiet-ke-nha-hep-truoc-yeu-cau-quy-hoach-ngat-ngheo-9.jpg

Không gian đa năng tầng 3 với giếng trời và cửa kính giúp ánh sáng dễ dàng tràn vào nhà

 

Hệ thống nội thất được lựa chọn tỉ mỉ

 

Theo chia sẻ của một KTS đến từ Tato Architects ““Khi được chiêm ngưỡng một công trình do các kiến ​​trúc sư thiết kế, tôi cảm thấy như thể cách sắp xếp nội thất đang nói lên thông điệp gì đó.” Không phải cứ chọn nội thất sang trọng, hay đơn giản chỉ cần lắp đầy không gian này bằng những món đ nội thất cho có là hoàn thiện thiết kế nhà hẹp. Đội ngũ KTS đã rất chú trọng trong việc chọn lựa những món đ nội thất sao cho phù hợp với không gian, mà cũng phù hợp với phong cách của gia chủ. Trong công tác thiết kế nhà hẹp này, bên cạnh kiến trúc như cầu thang, không gian sinh hoạt, các KTS đã khéo léo lng ghép hệ thống kệ tủ vào một cách hài hoà.

toi-uu-thiet-ke-nha-hep-truoc-yeu-cau-quy-hoach-ngat-ngheo-10.jpg

Nội thất được bố trí tiện nghi trong ngôi nhà 3,4m x 9,6m


toi-uu-thiet-ke-nha-hep-truoc-yeu-cau-quy-hoach-ngat-ngheo-11.jpg


Nhà vệ sinh độc đáo được thiết kế nguỵ tạo là chiếc tủ quần áo

toi-uu-thiet-ke-nha-hep-truoc-yeu-cau-quy-hoach-ngat-ngheo-12.jpg


Nhìn qua là một chiếc kệ tủ, nhưng nhìn kỹ hơn đây là những bậc thang sáng tạo

toi-uu-thiet-ke-nha-hep-truoc-yeu-cau-quy-hoach-ngat-ngheo-13.jpg


Bạn nghĩ đây là chiếc tủ quần áo, nhưng thực ra đây là chiếc cầu thang dẫn lên tầng 1

toi-uu-thiet-ke-nha-hep-truoc-yeu-cau-quy-hoach-ngat-ngheo-14.jpg


Tông màu trắng chủ đạo làm nổi bật nội thất trong nhà

toi-uu-thiet-ke-nha-hep-truoc-yeu-cau-quy-hoach-ngat-ngheo-15.jpg


Khu vực bn rửa tay tiện lợi được đặt giữa nhà


toi-uu-thiet-ke-nha-hep-truoc-yeu-cau-quy-hoach-ngat-ngheo-16.jpg


Không gian thư giãn với sàn gỗ đậm chất sang trọng

 

toi-uu-thiet-ke-nha-hep-truoc-yeu-cau-quy-hoach-ngat-ngheo-17.jpg

Nhiều khung cửa sổ được lắp đặt trong nhà

 

Ở đất nước xứ sở hoa anh đào này tấc đất là tấc vàng, nên việc thiết kế nhà hẹp không phải điều hiếm hoi. Ngôi nhà House in Itami, chiều rộng 3,4m không phải chiều rộng ban đầu của nó mà do KTS áp dụng giải pháp“bỏ ít, lợi nhiều”. Nhờ hướng đi thành công, mà gia chủ có thể sở hữu một không gian sống vừa đủ và ấm áp đậm chất Nhật Bản.

 

 

Thông tin công trình:

Thiết kế: Tato Architects - KTS phụ trách: Yo Shimada

Diện tích: 95.0 m2

Ảnh: Koichi Torimura