Tùy theo nhu cầu của gia chủ mà tầng lửng được thiết kế với các công năng khác nhau như phòng sinh hoạt chung, phòng họp, phòng khách, phòng ăn hay bếp. Thông thường nhất, người ta thiết kế không gian này trở thành phòng ngủ.
Khi thiết kế gác lửng nhà cấp 4, gia chủ nên dựa vào nhu cầu và đặc điểm ngôi nhà để có thể điều chỉnh cho phù hợp như:
Có rất nhiều cách thiết kế và trang trí tầng lửng khác nhau tùy thuộc vào quan điểm thẩm mỹ và kết cấu kỹ thuật của ngôi nhà. Với nhà có diện tích rộng, bạn có thể sáng tạo nên những không gian lạ mắt khi dùng tầng lửng làm nơi trang trí hay phòng đọc sách. Ngược lại, với những căn nhà ống (có chiều sâu), gia chủ có thể thiết kế tầng lửng để làm nơi sinh hoạt chung.
Khi thiết kế gác lửng nhà cấp 4, bạn nên chú ý yếu tố độ cao phải từ 2,5 đến 2,8m. Nếu thấp hơn, gác lửng sẽ tạo cảm giác bí bức, ngột ngạt. Ngoài ra, gác lửng nên đặt trên diện tích khoảng 2/3 chiều sâu của căn nhà.
Cầu thang từ tầng trệt lên gác lửng có thể đặt vị trí nhỏ gọn vì số bậc thang không nhiều và không chiếm diện tích. Cầu thang từ phần lửng lên các tầng cao hơn có thể bài trí ở một khu vực khác thuận lợi hơn và phân chia không gian hợp lý.
Ngoài ra, nước ta có những quy định khá nghiêm ngặt về diện tích, kết cấu chịu lực khi xây dựng tầng lửng. Để tránh vi phạm và bị phạt, gia chủ nên tìm hiểu thật kỹ các quy định về kỹ thuật khi thiết kế gác lửng nhà cấp 4.